THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP)

Ngày 02/11/2024, Khoa Thực Phẩm và PGĐ. Ngô Thị Thu Vân – Trung tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư Đà Nẵng phối hợp nói chuyện chuyên đề “ Một số mô hình rau quả tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP và định hướng phát triển VietGAP của Việt Nam tại Quãng Nam- Đà Nẵng. Chuyên đề nằm trong kế hoạch triển khai Học phần Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) do TS. Trần Thanh Dũng phụ trách. Trong quá trình diễn ra, Diễn giả phổ biến nhiều kiến thức thú vị.

GAP là gì?

GAP (Good Agricultural Practices) là các quy trình thực hành nông nghiệp tốt nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả, và bền vững.

Các tiêu chuẩn GAP phổ biến: VietGAP, GlobalGAP, AseanGAP, và Organic Certification.

Tầm quan trọng của GAP?

  • Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
  • Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện xuất khẩu.

Các nguyên tắc cơ bản của GAP?

  • An toàn thực phẩm, quản lý môi trường, an toàn lao động, truy xuất nguồn gốc.
  • Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ chuyên gia
  • Những khó khăn phổ biến khi áp dụng GAP tại Việt Nam.
  • Cách doanh nghiệp và hợp tác xã đã triển khai GAP thành công.
  • Vai trò của công nghệ hiện đại trong việc thực hành GAP (IoT, blockchain, cảm biến thông minh).

Trao đổi với Sinh viên

Trong quá trình gặp gỡ chuyên gia trao đổi về GAP, inh viên đặt câu hỏi, thảo luận về cách ứng dụng GAP vào các mô hình nông nghiệp cụ thể (trồng rau sạch, sản xuất trái cây, chăn nuôi an toàn, v.v.). Chuyên gia tư vấn cách giải quyết các vấn đề thường gặp như chi phí đầu tư, kỹ thuật cao, và quy định pháp luật.

Lời khuyên từ chuyên gia

  • GAP không chỉ cần thiết cho nông dân mà còn là cơ hội lớn cho kỹ sư nông nghiệp, chuyên viên kiểm định, và nhà quản lý.
  • Các tiêu chuẩn GAP là nền tảng quan trọng để tham gia chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu.
  • Sinh viên cần không ngừng cập nhật kiến thức, cải thiện kỹ năng thực hành.
  • Xây dựng tư duy bền vững và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Buổi gặp gỡ diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều sự quan tâm của sinh viên. Đồng thời các nội dung về khởi nghiệp nông nghiệp cũng được đề cập và thảo luận. Đây là dịp tốt để cho sinh viên hình dung về môi trường làm việc sau ra trường và các cơ hội làm giàu khác.

ThS. Nguyễn Thị Việt Hải