TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2020

1. Mục tiêu đào tạo

 

1.2.    Mục tiêu chung:
Đào tạo kỹ sư Nông nghiệp theo định hướng nghề nghiệp có đầy đủ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng về nông nghiệp; có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học trong nước và quốc tế; biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài thực tế sản xuất đồng ruộng; có khả năng nghiên cứu, chỉ đạo và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững. 
1.3.    Mục tiêu cụ thể:
a/ Kiến thức: 
−    Lý luận chính trị: Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống; 
−    Kiến thức về an ninh quốc phòng: Có những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về 7 quốc phòng an ninh; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sang thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. 
−    Kiến thức chung (đại cương): Hiểu rõ và vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và quản lý nhà nước cho học tập chuyên ngành, tiếp cận kiến thức mới và tiếp tục học ở trình độ cao hơn. 
−    Kiến thức chuyên ngành: 
+    Hiểu rõ đặc điểm hình thái, di truyền chọn giống và sinh lý động thực vật; hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng nông sản; 
+    Hiểu rõ đặc điểm và qui luật sinh trưởng, phát triển, kỹ thuật chăm sóc của cây trồng và vật nuôi; Phân tích và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường; 
+    Hiểu rõ đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển và gây hại, biện pháp phòng trừ của một số sinh vật gây hại phổ biến trên cây trồng và vật nuôi; Phân tích và lựa chọn biện pháp phòng chống thích hợp, bảo vệ môi trường sinh thái; 
+    Hiểu biết và vận dụng được các nguyên lý cơ bản của kinh tế, xã hội, văn hóa, tiếng Anh và cơ khí nông nghiệp vào quản lí sản xuất nông nghiệp; 
+    Ứng dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết một vấn đề cụ thể trong nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp. 
b/ Về kỹ năng 
−    Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng - vật nuôi, nhận biết, phòng và điều trị bệnh cho cây trồng – vật nuôi hướng tới sản xuất nông sản đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và bảo vệ môi trường; 
−    Phối hợp nhịp nhàng giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống và công nghệ mới để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; 
−    Thiết lập được một mô hình sản xuất phù hợp với phương thức sản xuất nông nghiệp, văn hoá, xã hội và luật pháp; 
−    Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; tối thiểu đạt A2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương 
−    Phân bổ thời gian để thực hiện tốt công việc được giao. 
−    Phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm để tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp.
−    Sử dụng thành thạo một số phần mềm văn phòng, trình chiếu, quản lý và xử lý dữ liệu trên máy tính; Biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, tham gia cộng đồng trực tuyến; 
−    Có năng lực sáng tạo, phát triển, đánh giá, cải tiến và dẫn dắt các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực khoa học cây trồng, vật nuôi 
−    Có khả năng lập luận, lập kế hoạch, điều phối phát triển trí tuệ tập thể 
−    Tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau 
−    Chủ động trong học tập và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn về khoa học 
−    Có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. 
c/ Về thái độ 
−    Có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được nhu cấu cập nhật kiến thức liên tục.
−    Có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng pháp luật, trung thực, khách quan. Có trách nhiệm công dân, ý thực cộng đồng. 
−    Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
−    Nhận thức rõ và có ý thức bảo vệ môi trường.

 

2. Chuẩn đầu ra (CĐR)

 

−    PLO1: Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tiễn về sản xuất nông nghiệp một cách khoa học và hiệu quả
−    PLO2: Thực hiện thành thạo quy trình trồng trọt và sản xuất ít nhất một loài cây trồng
−    PLO3: Thực hiện được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi
−    PLO4: Nghiên cứu phương pháp mới hoặc cải tiến phương pháp ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
−    PLO5: Thiết kế một dự án để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm
−    PLO6: Vận hành được trang trại/nhà vườn phục vụ trồng trọt hoặc chăn nuôi cho sản xuất
−    PLO7: Vận dụng khả năng ngoại ngữ và tin học trong việc biên soạn những báo cáo khoa học và công nghệ hoặc/và trình bày giải pháp cho một vấn đề, hoặc kết quả của một nghiên cứu chuyên sâu về NN và CNTP.
−    PLO8: Có năng lực tự chủ, làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất nông sản và bán hàng.
−    PLO9: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp và xã hội, có năng lực thích ứng với cuộc sống trong thời đại mới và ý chí học tập suốt đời.

Xem thông tin chi tiết tại đây: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT - CTĐT NĂM 2020

 

 

TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2022

Nông nghiệp (Agriculture) là ngành đào tạo đội ngũ kỹ sư Nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong công tác thực hiện và quản lý các quy trình sản xuất giống cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại, quy trình sản xuất cây trồng và vật nuôi, kỹ thuật canh tác hữu cơ kết hợp với chế biến thực phẩm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Chương trình đào tạo (CTĐT) cũng được thiết kế theo các module nghề nghiệp giúp người học có thể thành thạo thực hiện sau mỗi module. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể khởi nghiệp với trang trại sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm sau thu hoạch. Năm 2022, CTĐT ngành Nông nghiệp được điều chỉnh và cập nhật các văn bản của Bộ GD&ĐT để xây đựng CTĐT ngành Nông nghiệp 152 tín chỉ và đào tạo trong 8 học kỳ (4 năm) để cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp.
 

1. Mục tiêu đào tạo

 1.1 Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp đào tạo kỹ sư nông nghiệp có sự hiểu biết toàn diện về các nguyên tắc, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến nông nghiệp – thực phẩm. Chương trình nhằm mục đích đào tạo sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng khái niệm, kỹ năng, công nghệ - kỹ thuật để nâng cao năng suất, tính bền vững và hiệu quả sản xuất của nông nghiệp; cũng như giải quyết được vấn đề xử lý sau thu hoạch, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm. 
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp ngành Nông nghiệp tại trường Đại học Đông Á, người học sẽ:
−    Trở thành chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sau 3–5 năm công tác trong ngành.
−    Có khả năng khởi sự một doanh nghiệp liên quan nông nghiệp và sơ chế biến thực phẩm.
−    Áp dụng các phương pháp học tập và phương pháp nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp hay các ngành liên quan.
−    Thể hiện đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

 

2. Chuẩn đầu ra (CĐR)

 

−    PLO 1. Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu
−    PLO 2. Tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về việc học tập
−    PLO 3. Thể hiện các kỹ năng của thế kỷ 21 như giao tiếp, thuyết trình, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, truyền thông, tin học và ngoại ngữ trong giải quyết các vấn đề chuyên môn
−    PLO 4. Tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để chuẩn bị khởi nghiệp
−    PLO 5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, lý luận chính trị và pháp luật trong thực tiễn.
−    PLO 6. Vận dụng được kiến thức nền tảng về sinh lý, sinh trưởng – phát triển thực vật, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, công nghệ ứng dụng trong nhân giống, trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại để thực hiện được quy trình kỹ thuật sản xuất ít nhất 1 loài cây thuộc một trong các nhóm sau: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau, cây ăn quả, cây hoa, nấm và dược liệu.
−    PLO7. Vận dụng được kiến thức nền tảng về sinh lý động vật, chọn giống, dinh dưỡng, thú y để thực hiện được quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm hoặc gia súc.
−    PLO8. Vận dụng được kiến thức nền tảng về công nghệ chế biến và kiểm nghiệm thực phẩm để thực hiện quy trình kỹ thuật sơ, chế biến ít nhất 1 loại nông sản sau thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
−    PLO9. Vận hành được hoạt động thường nhật của trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trồng trọt/chăn nuôi cho năng suất và chất lượng đảm bảo.
−    PLO10. Áp dụng kiến thức và hiểu biết vào việc thương mại hoá và kinh doanh vật tư, sản phẩm nông nghiệp.

Bấm vào đây để xem chương trình đào tạo kỹ sư nông nghiệp và đề cương chi tiết năm 2022

Bấm vào đây để xem chương trình đào tạo kỹ sư nông nghiệp và đề cương chi tiết năm 2023