TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2018

 

1. Mục tiêu đào tạo

 

 

a. Kiến thức
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo đội ngũ cán bộ công nghệ có kiến thức chuyên môn sâu, được nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng nghiên cứu, khả năng đáp ứng các kiến thức công nghệ mới của ngành Công nghệ thực phẩm, vận dụng được các kiến thức công nghệ mới và áp dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm của ngành Công nghệ Thực phẩm, có khả năng làm việc chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn sâu, trong tập thể đa lĩnh vực đáp ứng đòi hỏi của các đề án công nghiệp với sự tham gia của chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau, có khả năng phân tích những bất hợp lý, những thiếu sót công nghệ trong các dây chuyền sản xuất và giải quyết các vấn đề của ngành Công nghệ Thực phẩm, có kỹ năng sử dụng các kỹ thuật và công cụ hiện đại của ngành Công nghệ thực phẩm.
 

b. Kỹ năng
- Tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất và chế biến thực phẩm;
- Phân tích, đánh giá và kiểm soát các chỉ tiêu ảnh hưởng tiêu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm;
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả;
- Có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn;
- Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề và sự cố xảy ra trong quy trình sản xuất;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc nghiên cứu, sản xuất và giải quyết vấn đề.
c. Thái độ
Có thái độ tích cực, trung thực; Có đạo đức nghề nghiệp và văn hóa tổ chức; Có trách nhiệm đóng góp cho doanh nghiệp, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trách nhiệm với cộng đồng; Có sức khỏe tốt để xây dựng xã hội và đất nước;

 

2. Chuẩn đầu ra (CĐR)

 

Sinh viên (SV) theo học ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp đạt 5 nhóm năng lực (NL) về chuyên môn nghề nghiệp, NL khởi nghiệp, NL quản lý, kỹ năng của thế kỷ 21 và thái độ trách nhiệm với cộng đồng như sau: 
 

A. Nhóm NL chuyên môn nghiệp vụ:
1. Chọn và nhân giống được 1/3 giống lúa VNR88, VNR20 và Hương Châu 6; 3/5 loại rau/củ/quả là cải ngọt, cải cúc, cà chua, dưa leo, măng tây; 2/4 loại nấm ăn là nấm sò, nấm kim châm, nấm mỡ, linh chi; 1/5 loại cây dược liệu là nghệ, ba kích, đẳng sâm, xạ can, đinh lăng; chọn và nhân giống được 1/2 vật nuôi lợn, gà ở PTN Khoa CNTP-NN CNC và các Công ty giống, Viện nghiên cứu CNSH Huế, TT CNSH Đà Nẵng.
2. Chuẩn đoán, và điều trị 1/3 bệnh hại trên lúa (sâu đục thân, đạo ôn, rầy nâu), 1/9 bệnh hại trên rau/củ/quả (tai nấm ăn bị nhũn, thoái hóa sợi nấm, mốc hoa cau ở bịch giá thể trồng nấm, đốm xám hại cà chua, ghẻ sao ở khoai tây, sương mai trên dưa, thối hạch cà chua/nhãn/mãng cầu, lở cổ rễ khoai, dưa, cà phê, héo rũ vàng lá chuối). Đề phòng, chẩn đoán và điều trị được 02 bệnh trên lợn (dịch tả, viêm phổi), và 01/3 bệnh trên gà (ủ rũ, cozyza xổ mũi truyền nhiễm, viêm phế quản). 
3. Xây dựng và thực hiện được 2 quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói/sơ chế nấm bào ngư và nấm linh chi theo tiêu chuẩn VietGap; Xây dựng và thực hiện được 1 tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật nuôi gà sạch hướng công nghiệp và hướng hữu cơ theo tiêu chuẩn Vietgap.
4. Thiết kế, vận hành 2/14 trang trại/nhà vườn trồng rau/hoa/nấm/cây dược liệu (cải ngọt, cải cúc, cà chua, dưa leo, măng tây, nấm sò, nấm kim châm, nấm mỡ, linh chi, nghệ, ba kích, đẳng sâm, xạ can, đinh lăng), và 1/2 trang trại nuôi lợn, gà ứng dụng CNC.
5. Vận hành đúng kỹ thuật, hiệu quả và an toàn 10 máy móc thiết bị cơ bản trong chế biến và bảo quản thực phẩm ở các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm (máy sấy nóng, lạnh; máy cấp đông; máy đóng gói; máy đóng chai, lon; máy xay thịt, cá; hệ thống lên men bia, rượu; hệ thống khử trùng; hệ thống chiết xuất dược liệu; bể khuấy; hệ thống lọc nước).
6. Phối trộn nguyên liệu và chế biến 1/10 sản phẩm có giá trị dinh dưỡng phục vụ đúng theo nhu cầu của trị trường (trà túi lọc linh chi; trà giảm cân từ bứa; chả chay; rong nho sấy khô; vang thanh long; vang mãng cầu, xoài sấy; tinh bột nghệ, rượu lên men từ táo; nước tương từ đậu nành).
7. Phân tích, đánh giá 4 chỉ tiêu - chỉ số (vi sinh, hóa sinh, cảm quan, kim loại) trong rau/củ/quả và thức ăn, đồ uống (trà, bánh, vang, rong, tảo, yogurt, nước giải khát) trên thị trường theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà nước. 
 

B. Nhóm NL khởi nghiệp:
1.Thiết lập 1 dự án kinh doanh sản phẩm thực phẩm (trà/bánh/vang/rong/tảo/yogurt/nước GK) sản xuất ra trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tại PTN Khoa trên các sàn giao dịch điện tử và hội chợ hàng nông sản.
 

C. Nhóm NL Quản trị:
1. Vận hành và quản lý được 1 trang trại/nhà vườn trồng rau/củ/quả/hoa (cải ngọt, cải cúc, cà chua, dưa leo, măng tây, nấm sò, nấm kim châm, nấm mỡ, linh chi, nghệ, ba kích, đẳng sâm, xạ can, đinh lăng), các loại nấm ăn và cây dược liệu với hệ thống quản trị sản xuất theo chuỗi giá trị. (Sinh viên chọn 1 trang trại trong 3 nhóm đã XD ở NL trên).
 

D. Nhóm NL kỹ năng thế kỷ 21:
1. Có khả năng nghe, nói, đọc, viết 1 trong các ngoại ngữ tiếng Anh/Hàn/Nhật/Trung.
2. Sử dụng thành thạo tin học: soạn thảo văn bản, excel và các phần mềm xử ý số liệu SPSS, R
E. Nhóm NL phẩm chất đạo đức, phục vụ doanh nghiệp và xã hội, năng lực thích ứng và học tập suốt đời:
1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
2. Có năng lực tự chủ.
3. Có kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết xung đột, đàm phán và thuyết trình trước đám đông.
4. Có ý chí phấn đấu trong công việc, sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp và xã hội.
5. Có năng lực thích ứng với cuộc sống trong thời đại mới và ý chí học tập suốt đời.

 

 

TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2020

 

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm trình độ đại học đào tạo các kỹ sư có kiến thức lý thuyết vững vàng và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực chế biến, kiểm soát thực phẩm theo quy mô công nghiệp và định hướng phát triển sản phẩm mới. Kỹ sư Công nghệ thực phẩm có khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới dựa trên các kỹ thuật đã trang bị, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với sự thay đổi đa dạng của công việc; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với xã hội; có thái độ lao động nghiêm túc; có năng lực nghiên cứu khoa học và có sức khỏe đáp ứng được nhưng yêu cầu hoàn thiện bản thân của người học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
Có khả năng trở thành chuyên viên hoặc sau 3 - 5 năm có khả năng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chọn giống, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng và vật nuôi; chuyên gia về đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm tra chất lượng thực phẩm (QC).
Có thể tham gia thiết kế, xây dựng và vận hành quy trình chế biến thực phẩm đạt hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm để giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước và quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Có khả năng khởi sự doanh nghiệp về chế biến thực phẩm và kỹ năng quản trị doanh nghiệp/dự án trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tuần hoàn hoặc chế biến thực phẩm.
Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực để phục vụ doanh nghiệp, phụng sự xã hội và ý thực học tập suốt đời.

 

2. Chuẩn đầu ra (CĐR)

 

  • PLO1: Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tiễn về sản xuất nguyên liệu TP và công nghệ CBTP một cách khoa học và hiệu quả.
  • PLO2: Thực hiện thành thạo quy trình chọn giống 1 - 2 loại cây trồng, quy trình phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng sinh học, quy trình sản xuất 1 - 2 loại cây trồng theo hướng hữu cơ.
  • PLO3: Vận hành thành thạo các quy trình chế biến thực phẩm để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt
  • PLO4: Đánh giá chất lượng thực phẩm bằng các thiết bị, công cụ và cảm quan và quản lý chất lượng thực phẩm từ đầu vào đến đầu ra theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia
  • PLO5: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm trong lĩnh vực CNTP
  • PLO6: Thiết kế một dự án để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực CNTP (từ việc lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, phân tích, đưa ra kết luận, trình bày kết quả…)
  • PLO7: Vận hành và quản lý được 1 trang trại/nhà vườn; nhà máy sản xuất với hệ thống quản trị sản xuất theo chuỗi giá trị.
  • PLO8: Vận dụng khả năng ngoại ngữ và tin học trong việc biên soạn những báo cáo khoa học và công nghệ hoặc/và trình bày giải pháp cho một vấn đề, hoặc kết quả của một nghiên cứu chuyên sâu về NN và CNTP.
  • PLO9: Có năng lực tự chủ, làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất/chế biến thực phầm.
  • PLO10: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp và xã hội, có năng lực thích ứng với cuộc sống trong thời đại mới và ý chí học tập suốt đời.

 

 

 

TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2022

 

1. Mục tiêu đào tạo

Công nghệ thực phẩm (Food Technology) là ngành học chuyên thực hiện và nghiên cứu về công nghệ chế biến thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm và thương mại sản phẩm. Đặc biệt chương trình còn thực hiện và nghiên cứu các quy trình chọn giống và nuôi trồng nhằm tạo ra nguyên liệu an toàn và có chất lượng cao phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm. Chương trình đào tạo được xây dựng theo các module nghề nghiệp, chú trọng đến thực hành và tạo chuỗi giá trị từ nuôi trồng, chế biến quản lý chất lượng và thương mại sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể khởi nghiệp với trang trại sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.
−    Có khả năng trở thành chuyên viên hoặc sau 3 - 5 năm có khả năng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chọn giống, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng và vật nuôi; chuyên gia về đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm tra chất lượng thực phẩm (QC).
−    Có thể tham gia thiết kế, xây dựng và vận hành quy trình chế biến thực phẩm đạt hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
−    Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm để giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước và quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
−    Có khả năng khởi sự doanh nghiệp về chế biến thực phẩm và kỹ năng quản trị doanh nghiệp/dự án trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tuần hoàn hoặc chế biến thực phẩm.
−    Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực để phục vụ doanh nghiệp, phụng sự xã hội và ý thực học tập suốt đời.

 

2. Chuẩn đầu ra (CĐR)

 

  • PLO1: Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tiễn về sản xuất nguyên liệu TP và công nghệ CBTP một cách khoa học và hiệu quả.
  • PLO2: Thực hiện thành thạo quy trình chọn giống 1 - 2 loại cây trồng, quy trình phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng sinh học, quy trình sản xuất 1 - 2 loại cây trồng theo hướng hữu cơ.
  • PLO3: Vận hành thành thạo các quy trình chế biến thực phẩm để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
  • PLO4: Đánh giá chất lượng thực phẩm bằng các thiết bị, công cụ và cảm quan và quản lý chất lượng thực phẩm từ đầu vào đến đầu ra theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.
  • PLO5: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm trong lĩnh vực CNTP.
  • PLO6: Thiết kế một dự án để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực CNTP (từ việc lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, phân tích, đưa ra kết luận, trình bày kết quả…)
  • PLO7: Vận hành và quản lý được 1 trang trại/nhà vườn; nhà máy sản xuất với hệ thống quản trị sản xuất theo chuỗi giá trị.
  • PLO8: Vận dụng khả năng ngoại ngữ và tin học trong việc biên soạn những báo cáo khoa học và công nghệ hoặc/và trình bày giải pháp cho một vấn đề, hoặc kết quả của một nghiên cứu chuyên sâu về NN và CNTP.
  • PLO9: Có năng lực tự chủ, làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất/chế biến thực phầm.
  • PLO10: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp và xã hội, có năng lực thích ứng với cuộc sống trong thời đại mới và ý chí học tập suốt đời.