Vườn trồng hoa hồng như thế nào cho tinh dầu thơm chất lượng?

Hoa hồng là một trong những loài hoa được trồng phổ biến trên thế giới. Nó được coi là Nữ hoàng của các loài hoa, không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn vì mùi hương quyễn rũ của nó. 

Hoa hồng được cho là xuất hiện từ 35 triệu năm trước ở khu vực Trung Á. Và lần đầu tiên nó được đưa và vườn trồng bởi những cư dân thuộc Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã vào khoảng năm 3000 TCN. 

Ban đầu Hoa hồng được trồng để làm cảnh hoặc lấy hoa để trang trí, đến khoảng thế kỷ thứ 2 TCN các nhà giả kim thuật bắt đầu sử dụng những dụng cụ thô sơ để chưng cất hoa hồng lấy hương thơm - sản phẩm mà họ thu được là hydrosol hoa hồng

Sản phẩm hydrosol hoa hồng

Khi khoa học ngày càng phát triển, con người đã tìm ra được trong cánh hoa hồng có chứa thành phần được gọi là tinh dầu - đây chính là thành phần tạo lên mùi hương quyến rũ của hoa hồng. Tinh dầu hoa hồng sau này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nước hoa cao cấp trong phương pháp trị liệu mùi hương để  giúp giảm căng thẳng, giảm lo âu, cân bằng hormoon, giảm mụn trứng cá, cân bằng ham muốn tình dục, chống co thắt cơ. 

Tinh dầu hoa hồng là sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước cánh hoa hồng. Để thu được 1 lít hoa hồng thông thưởng sẽ phải sử dụng khoảng 4 tấn cánh hoa, chính vì vậy mà 1 lọ tinh dầu hoa hồng 5ml thường có giá rất cao khoảng gần 2 triệu. 

Tinh dầu hoa hồng có chứa khoảng gần 200 hợp chất khác nhau,  Và thành phần của tinh dầu hoa hồng phụ thuộc rất nhiều vào giống hoa, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và cách chăm sóc. Giống hoa hồng thường được trồng để lấy tinh dầu tại khu vực Trung Á là Rosa damascena Mill. tinh dầu của nó có thể có thành phần chính là  linalool (3.8%), nerol (3.05%), geraniol (15.05%), 1-nonadecene (18.56%), n-tricosane (16.68%), hexatriacontane (24.6%) and n-pentacosane (3.37%). ( DARU Vol. 17, No. 3 2009); Theo nghiên cứu khác thì thành phần chính của tinh dầu hoa hồng lại là citronellol (15.9–35.3%), geraniol (8.3–30.2%), nerol (4.0–9.6%), nonadecane (4.5–16.0%), heneicosane (2.6–7.9%) and linalool (0.7–2.8%) ( Natural Product Research, Vol. 25, No. 17, October 2011, 1577–1584 ).

Vườn sản xuất hoa hồng làm trà và tinh dầu tại Lâm Hà, Lâm Đồng

Hiện nay, ở Việt Nam đặc biệt là các khu vực vùng núi phía Bắc hoặc khu vực Đà Lạt hoa hồng được trồng nhiều để cắt cành. Tuy nhiên, những vườn hoa hồng này không thể được sử dụng để làm tinh dầu hoặc lấy hydrosol vì một số nguyên nhân như: giống hoa sử dụng thường cho năng suất cao nhưng lại không có mùi thơm, để tăng năng suất và có mã đẹp nhà vườn thường sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện chỉ có một số vườn trồng theo mô hình cung cấp hoa làm trà, hydrosol nhưng do diện tích nhỏ nên chưa đủ sản lượng để làm tinh dầu. Một số trang trại hữu cơ cũng bắt đầu chú ý tới hướng đi này và đang trong giai đoạn phát triển vùng trồng hữu cơ diện tích lớn để có đủ nguyên liệu làm ra tinh dầu hoa hồng. 

Vườn hoa hồng trồng theo hướng hữu cơ

Ngoài việc chọn giống cho đúng, vùng nguyên liệu đạt chuẩn là thách thức quan trọng nhất để có thể làm ra sản phẩm tinh dầu hoa hồng. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, có nhiều ưu đãi về đất đai và khí hậu, cây hoa hồng phát triển khá tốt tuy nhiên các thách thức khác như điều tiết được lượng nước tưới khi tình trạng hạn hán và mùa khô ngày càng kéo dài. Sâu bệnh hại phát triển ngày càng nhiều nó dẫn tới việc giảm năng suất của cây trồn. Thách thức tiếp theo đó là làm sao có thể bảo vệ cây hoa hồng nhưng không sử dụng hóa chất độc hại. Vì chỉ khi như vậy chúng ta mới có nguồn nguyên liệu ổn định và sạch để cung cấp ra thị trường sản phẩm tinh dầu hoa hồng chất lượng tốt.

Những thách thức trên có thể được giải quyết khi áp dụng công nghệ cao vào trong nông nghiệp. Điều đó đòi hỏi nhân lực có chất lượng cao, được đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp. Một trong những ngành đào tạo đó chính là Nông nghiệp công nghệ cao đang được phát triển tại các trường đại học để đáp ứng nhu cầu đó.