I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
I.1. Mục đích
● Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và đổi mới sáng tạo trong sinh viên (SV) toàn trường. Khuyến khích SV NCKH và vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
● Tạo sân chơi học thuật truyền thống để SV Trường Đại học Đông Á có điều kiện chia sẻ và cập nhật kiến thức giữa các ngành với nhau, đồng thời, là cơ hội để SV hoàn thiện các kỹ năng và phương pháp NCKH.
● Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm và hình thành năng lực nghiên cứu SV.
● Chọn đề tài tham dự Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học các cấp: cấp Bộ, cấp Thành phố Đà Nẵng, Giải thưởng Euréka.
I.2. Yêu cầu
Các đề tài nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học của Trường Đại học Đông Á phải đáp ứng các yêu cầu sau:
● Gợi mở và giải quyết những vấn đề mới trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của các chuyên ngành;
● Có tính đổi mới, sáng tạo, thiết thực trong học tập và/hoặc trong thực tiễn đời sống;
● Các đề tài đảm bảo tính trung thực, tinh thần liêm chính trong học thuật;
● Đã hoàn thành việc nghiệm thu đề tài cấp Khoa.
I.3. Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Trường (gọi tắt là cuộc thi) lần thứ 10 năm học 2023-2024 là:
● SV đang theo học tại Trường Đại học Đông Á tại Đà Nẵng;
● SV đang theo học tại Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk;
SV năm thứ nhất hoặc sinh viên quan tâm đến NCKH có thể tham gia các hoạt động của cuộc thi để nắm bắt tinh thần cuộc thi và tham gia từ năm tiếp theo.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC THI
III. CÁC QUY ĐỊNH CỦA VÒNG THI BỨT PHÁ
III.1. Lĩnh vực tham gia
● Khối Khoa học Kỹ thuật: gồm các khoa: Điện - Điện tử, CNKT Xây dựng, Công nghệ thông tin, CNKT Ô tô.
● Khối Khoa học Sức khỏe: gồm các khoa: Y, Dược, Thực phẩm.
● Khối Khoa học Xã hội: gồm các khoa: Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Kế toán, Marketing, Du lịch, Luật, Sư phạm.
● Khối Ngôn ngữ: gồm các khoa: Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Ngôn ngữ và Văn hóa Anh, Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc.
III.2. Số lượng đề tài tham gia
● Đề tài tham gia Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Trường được Hội đồng khoa học của khoa quyết định, thông qua Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp khoa. Khoa chịu trách nhiệm về chất lượng của đề tài tham gia.
● Số lượng đề tài tham gia cuộc thi: KHÔNG GIỚI HẠN SỐ ĐỀ TÀI ĐĂNG KÝ
III.3. Điều kiện đối với đề tài dự thi
● Mỗi đề tài có số lượng thành viên tham gia không quá 05 SV (khuyến khích có sự tham gia đồng thời của SV trên 2 niên khóa), trong đó có 01 SV chịu trách nhiệm thực hiện chính. Mỗi SV tham gia nghiên cứu tối đa 01 đề tài NCKH/1 năm học;
● Sinh viên thuộc các đơn vị khác nhau có thể tham gia trong cùng một nhóm nghiên cứu; Khoa có sinh viên chịu trách nhiệm chính là đơn vị quản lý đề tài này;
● Mỗi đề tài có 01 giảng viên hướng dẫn (GVHD). Trong trường hợp đặc biệt, cần có sự hỗ trợ hướng dẫn của 01 GVHD khác, đại diện đề tài thực hiện đề nghị bổ sung nhân sự hướng dẫn; đề nghị sẽ được xem xét bởi lãnh đạo khoa và Trưởng Phòng QLKH của Trường;
● GVHD có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài được phân công hướng dẫn, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu và các quy định hiện hành. Khuyến khích GVHD chỉ hướng dẫn 01 đề tài để tập trung cho đề tài được hướng dẫn.
III.4. Hình thức thi, sản phẩm dự thi, thời gian nộp
● Hình thức dự thi: Thuyết trình và trả lời câu hỏi của Hội đồng đánh giá.
● Sản phẩm dự thi, thời gian nộp
* Sau thời gian quy định trên, BTC có quyền từ chối việc nộp đề tài/sản phẩm tham gia của Khoa.
III.5. Thời gian dự thi: Tổng thời gian là 20 phút, trong đó:
● Trình bày báo cáo: 10 phút
● Trả lời câu hỏi của hội đồng đánh giá: 10 phút
III.6. Hội đồng cấp trường - Vòng thi bứt phá
III.6.1. Hội đồng
Có 04 hội đồng gồm: Hội đồng khối Khoa học Kỹ thuật; Hội đồng khối Khoa học Sức khỏe; Hội đồng khối Khoa học Xã hội; Hội đồng khối Ngôn ngữ.
● Thành viên hội đồng: Hội đồng cấp Trường do Ban Giám hiệu thành lập, có 05 thành viên gồm: 01 chủ tịch, 02 phản biện, 01 ủy viên, 01 ủy viên thư ký khoa học.
● Thành viên hội đồng là các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia có chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực khoa học công nghệ của cuộc thi.
III.6.2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
● Hội đồng làm việc theo nguyên tắc độc lập, công bằng, khách quan. Trong trường hợp các thành viên có quan điểm khó thống nhất về đề tài, chủ tịch hội đồng là người có quyền quyết định cao nhất.
● Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về kết quả chấm tuyển chọn của hội đồng.
● Thư ký hội đồng có trách nhiệm tổng hợp điểm số của đề tài, kiểm tra thời gian thi của đề tài. Thông báo cho hội đồng về thời gian báo cáo của các đề tài, đảm bảo đề tài có thời gian báo cáo đúng quy định.
● Hội đồng xem nội dung của đề tài đã được BTC gửi trước khi thực hiện hội đồng.
III.7. Tiêu chí đánh giá và xét giải ở vòng bứt phá
III.7.1. Hội đồng khối Khoa học Kỹ thuật
Nội dung
|
Tỉ trọng
|
Cụ thể
|
Phần trăm cơ cấu điểm
|
Mục tiêu, ý nghĩa
& tính thực tiễn
của đề tài
|
20%
|
Tổng quan, đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung.
|
10
|
Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
|
Tính mới hoặc tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
|
10
|
Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu
|
60%
|
Phương pháp nghiên cứu.
|
10
|
Kết quả NCKH được phân loại và đánh giá theo các tiêu chí (TC) như sau:
- TC 1: Kết quả NCKH là ý tưởng + trình bày (10%).
- TC 2: Kết quả NCKH là giải pháp hữu ích (10%).
- TC 3: Kết quả NCKH là sản phẩm ứng dụng/dịch vụ (10%).
Mỗi phân loại kết quả nghiên cứu tùy thuộc và tiêu chí của từng hội đồng cụ thể.
|
30
|
- Kết quả NC mới có khả năng ứng dụng hoặc mở rộng, phát triển đề tài, triển vọng trở thành đề tài khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo và tham gia các cuộc thi NCKH các cấp cao hơn.
- Sản phẩm ứng dụng hoặc giải pháp hữu ích có khả năng đăng ký sỡ hữu/bảo hộ trí tuệ hoặc bằng sáng chế trong tương lai.
- Các sản phẩm NCKH kỹ thuật, sức khỏe mới chứa nhiều hàm lượng khoa học và công nghệ mới, đóng góp tích cực và cải thiện cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và xã hội.
|
10
|
Có công bố bài báo khoa học từ kết quả nghiên cứu (hoặc có văn bản xác nhận bài báo từ đề tài NCKH được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập san chuyên đề của Trường; được chấp nhận đăng trên các hội nghị, tạp chí khoa học khác)
|
10
|
Thuyết trình
trong cuộc thi
|
20%
|
Trình bày.
|
10
|
Trả lời câu hỏi của hội đồng.
|
10
|
Điểm trừ
|
|
- Bài báo vi phạm quy định về tinh thần liêm chính học thuật (Quy định số 2058/TB-ĐHĐA-QLKH ngày 19.10.2023)
- Tỉ lệ trùng lặp văn bản được kiểm tra bởi phần mềm Turnitin > 30% được tính là vi phạm về tỉ lệ trùng lặp văn bản.
|
|
Trình bày quá thời gian quy định.
|
|
Tiêu chí ưu tiên
|
|
Tham gia đầy đủ các sự kiện hướng dẫn sinh viên NCKH.
|
|
Tổng điểm
|
100
|
III.7.2. Hội đồng khối Khoa học Sức khỏe
Nội dung
|
Tỉ trọng
|
Cụ thể
|
Phần trăm cơ cấu điểm
|
Mục tiêu, ý nghĩa
& tính thực tiễn
của đề tài
|
20%
|
Tổng quan, đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung.
|
10
|
Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
|
Tính mới hoặc tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
|
10
|
Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu
|
60%
|
Phương pháp nghiên cứu
|
10
|
Kết quả NCKH được phân loại và đánh giá theo các tiêu chí (TC) như sau:
- TC 1: Kết quả NCKH là ý tưởng + trình bày (10%).
- TC 2: Kết quả NCKH là giải pháp hữu ích (10%).
- TC 3: Kết quả NCKH là sản phẩm ứng dụng/dịch vụ (10%).
Mỗi phân loại kết quả nghiên cứu tùy thuộc và tiêu chí của từng hội đồng cụ thể.
|
30
|
- Kết quả nghiên cứu mới có khả năng ứng dụng hoặc mở rộng, phát triển đề tài, triển vọng trở thành đề tài khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo và tham gia các cuộc thi NCKH các cấp cao hơn.
- Sản phẩm ứng dụng hoặc giải pháp hữu ích có khả năng đăng ký sở hữu / bảo hộ trí tuệ hoặc bằng sáng chế trong tương lai.
- Các sản phẩm NCKH kỹ thuật, sức khỏe mới chứa nhiều hàm lượng khoa học và công nghệ mới, đóng góp tích cực và cải thiện cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và xã hội.
|
10
|
Có công bố bài báo khoa học từ kết quả nghiên cứu (hoặc có văn bản xác nhận bài báo từ đề tài NCKH được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập san chuyên đề của Trường; được chấp nhận đăng trên các hội nghị, tạp chí khoa học khác).
|
10
|
Thuyết trình
trong cuộc thi
|
20%
|
Trình bày.
|
10
|
Trả lời câu hỏi của hội đồng.
|
10
|
Điểm trừ
|
|
- Bài báo vi phạm quy định về tinh thần liêm chính học thuật (Quy định số 2058/TB-ĐHĐA-QLKH ngày 19.10.2023).
- Tỉ lệ trùng lặp văn bản được kiểm tra bởi phần mềm Turnitin > 30% được tính là vi phạm về tỉ lệ trùng lặp văn bản.
|
|
Trình bày quá thời gian quy định.
|
|
Tiêu chí ưu tiên
|
|
Tham gia đầy đủ các sự kiện hướng dẫn sinh viên NCKH.
|
|
Tổng điểm
|
100
|
III.7.3. Hội đồng khối Khoa học Xã hội
Nội dung
|
Tỉ trọng
|
Cụ thể
|
Phần trăm cơ cấu điểm
|
Mục tiêu, ý nghĩa
& tính thực tiễn
của đề tài
|
20%
|
Tổng quan, đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung
|
10
|
Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
|
Tính mới hoặc tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
|
10
|
Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu
|
60%
|
Phương pháp nghiên cứu
|
10
|
- TC 1: Kết quả nghiên cứu là ý tưởng + trình bày (10%).
- TC 2: Kết quả nghiên cứu là giải pháp hữu ích (10%).
- TC 3: Kết quả nghiên cứu là sản phẩm ứng dụng/dịch vụ (10%).
Mỗi phân loại kết quả nghiên cứu tùy thuộc và tiêu chí của từng hội đồng cụ thể.
|
30
|
- Kết quả nghiên cứu mới có khả năng ứng dụng hoặc mở rộng, phát triển đề tài, triển vọng trở thành đề tài khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo và tham gia các cuộc thi NCKH các cấp cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu mới là tiền đề cho dự báo đồng thời đánh giá hiệu quả các vấn đề, xu hướng thay đổi KT-XH ở địa phương.
- Giải pháp hữu ích có khả năng đăng ký sở hữu / bảo hộ trí tuệ, có ý nghĩa đóng góp cho cơ sở lý thuyết phục vụ chương trình đào tạo, đổi mới và phát triển KT-XH ở địa phương.
|
10
|
Có công bố bài báo khoa học từ kết quả nghiên cứu (hoặc có văn bản xác nhận bài báo từ đề tài NCKH được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập san chuyên đề của Trường; được chấp nhận đăng trên các hội nghị, tạp chí khoa học khác).
|
10
|
Thuyết trình trong cuộc thi
|
20%
|
Trình bày
|
10
|
Trả lời câu hỏi của hội đồng
|
10
|
Điểm trừ
|
|
- Bài báo vi phạm quy định về tinh thần liêm chính học thuật (Quy định số 2058/TB-ĐHĐA-QLKH ngày 19.10.2023)
- Tỉ lệ trùng lặp văn bản được kiểm tra bởi phần mềm Turnitin > 30% được tính là vi phạm về tỉ lệ trùng lặp văn bản.
|
|
Trình bày quá thời gian quy định
|
|
Điểm cộng
Tiêu chí ưu tiên
|
|
Tham gia đầy đủ các sự kiện hướng dẫn sinh viên NCKH.
|
|
Tổng điểm
|
100
|
III.7.4. Hội đồng khối Ngôn ngữ
Nội dung
|
Tỉ trọng
|
Cụ thể
|
Phần trăm cơ cấu điểm
|
Mục tiêu, ý nghĩa
& tính thực tiễn
của đề tài
|
20%
|
Tổng quan, đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung
|
10
|
Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
|
Tính mới hoặc tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
|
10
|
Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu
|
60%
|
Phương pháp nghiên cứu
|
10
|
Kết quả NCKH được phân loại và đánh giá theo các tiêu chí (TC) như sau:
- TC 1: Kết quả nghiên cứu là ý tưởng + trình bày (10%).
- TC 2: Kết quả nghiên cứu là giải pháp hữu ích (10%).
- TC 3: Kết quả nghiên cứu là sản phẩm ứng dụng/dịch vụ (10%).
Mỗi phân loại kết quả nghiên cứu tùy thuộc và tiêu chí của từng hội đồng cụ thể.
|
30
|
- Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng hoặc mở rộng, phát triển đề tài, triển vọng trở thành đề tài khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo và tham gia các cuộc thi NCKH các cấp cao hơn.
- Ý tưởng và giải pháp hữu ích mới có thể sử dụng, bổ sung cho cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong chương trình đào tạo của khối ngôn ngữ.
- Kết quả nghiên cứu mới đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, phương pháp thực hành và vận dụng linh hoạt ngoại ngữ trong thực tiễn. Đồng thời nâng cao chất lượng, độ am hiểu và sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo.
|
10
|
Có công bố bài báo khoa học từ kết quả nghiên cứu (hoặc có văn bản xác nhận bài báo từ đề tài NCKH được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á, Tập san chuyên đề của Trường; được chấp nhận đăng trên các hội nghị, tạp chí khoa học khác).
|
10
|
Thuyết trình trong cuộc thi
|
20%
|
Trình bày bằng ngôn ngữ chuyên ngành.
|
10
|
Trả lời câu hỏi của hội đồng bằng ngôn ngữ chuyên ngành.
|
10
|
Điểm trừ
|
|
- Bài báo vi phạm quy định về tinh thần liêm chính học thuật (Quy định số 2058/TB-ĐHĐA-QLKH ngày 19.10.2023)
- Tỉ lệ trùng lặp văn bản được kiểm tra bởi phần mềm Turnitin > 30% được tính là vi phạm về tỉ lệ trùng lặp văn bản.
|
|
Trình bày quá thời gian quy định
|
|
Tiêu chí ưu tiên
|
|
Tham gia đầy đủ các sự kiện hướng dẫn sinh viên NCKH.
|
|
Tổng điểm
|
100
|
III.8. Xét giải ở vòng thi bứt phá
● Kết quả đánh giá đề tài ở vòng thi bứt phá là điểm trung bình cộng của các thành viên hội đồng;
● Căn cứ kết quả đánh giá ở vòng bứt phá, hội đồng sẽ lựa chọn các đề tài được đánh giá cao nhất để dự thi vòng chung kết, đồng thời, lựa chọn và đề nghị xét trao giải Ba và giải Khuyến khích tại mỗi hội đồng.
Theo đó:
- Các đề tài đạt 85 điểm trở lên được chọn vào vòng chung kết.
- Các đề tài từ 80 điểm đến dưới 85 điểm: giải Ba.
- Các đề tài từ 70 điểm đến dưới 80 điểm: giải Khuyến khích.
- Dưới 70 điểm: không đạt giải.
IV. CÁC QUY ĐỊNH CỦA VÒNG THI CHUNG KẾT
IV.1. Hình thức và thời gian dự thi
IV.1.1. Hình thức dự thi: Thuyết trình
● Thuyết trình những điểm mới, nổi bật trong nghiên cứu;
● Giá trị ứng dụng vào thực tiễn của đề tài.
IV.1.2. Thời gian dự thi: 20 phút
● Trình bày báo cáo: 10 phút
● Trả lời câu hỏi của hội đồng đánh giá: 10 phút
IV.2. Hội đồng đánh giá
IV.2.1. Thành viên hội đồng
● Số lượng hội đồng: Có 01 hội đồng
● Thành viên hội đồng: Hội đồng cấp Trường do BGH thành lập, có 07 thành viên gồm:
- 01 Chủ tịch hội đồng (Hiệu trưởng Nhà trường);
- 04 chủ tịch hội đồng của vòng thi bứt phá;
- 01 ủy viên hội đồng;
- 01 thư ký khoa học.
- Nguyên tắc làm việc của hội đồng: Hội đồng chỉ làm việc khi có đủ các thành viên hội đồng tham dự. Chủ tịch hội đồng trực tiếp chủ trì phiên họp, thư ký khoa học ghi chép ý kiến chuyên môn của các thành viên và kết luận của hội đồng và các văn bản liên quan của hội đồng.
IV.2.2. Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng
- Thư ký khoa học đọc quyết định thành lập hội đồng.
- Chủ tịch hội đồng điều hành cuộc họp.
- Sinh viên hoặc nhóm sinh viên trình bày báo cáo tóm tắt những điểm mới, điểm nổi bật của đề tài, giới thiệu kết quả nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng trong thực tiễn.
- Hội đồng đặt câu hỏi để đánh giá sự đóng góp của sinh viên hoặc nhóm sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài.
- Sinh viên trả lời câu hỏi.
- Kết thúc phần trình bày sinh viên không tiếp tục tham gia phiên thảo luận.
- Các thành viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá của từng đề tài và so sánh các đề tài với nhau theo tiêu chí đánh giá đề tài theo quy định ở mục III.7.
- Hội đồng thảo luận, đánh giá từng đề tài theo tiêu chí đánh giá quy định.
- Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 03 người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và 02 thành viên.
- Thư ký khoa học công bố số lượng giải Nhất, giải Nhì được xét chọn tối đa cho mỗi lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Hội đồng bỏ phiếu xét chọn đề tài đạt giải nhất cho mỗi lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu xét chọn giải nhất của các thành viên hội đồng, công bố công khai kết quả chọn giải nhất.
- Hội đồng tiếp tục bỏ phiếu chọn giải nhì cho mỗi lĩnh vực khoa học trong số các đề tài còn lại.
- Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu xét chọn giải Nhì của các thành viên hội đồng, công bố công khai kết quả chọn giải Nhì.
IV.2.3. Tiêu chí đánh giá và xét giải ở vòng chung kết
● Tiêu chí đánh giá đề tài ở vòng chung kết:
- Theo các tiêu chí được quy định tại mục III.7.
- Phần trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của sinh viên tại hội đồng: cụ thể: sinh viên nắm vững được vấn đề nghiên cứu, trả lời được câu hỏi của thành viên hội đồng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
● Xét giải ở vòng chung kết:
- Xét chọn giải Nhất: Đề tài có tỷ lệ phần trăm số phiếu đồng ý xét chọn giải Nhất của hội đồng đạt từ 70% trở lên được hội đồng đề nghị đạt giải Nhất
- Xét chọn giải Nhì: Đề tài có tỷ lệ phần trăm số phiếu đồng ý xét chọn giải Nhì của hội đồng đạt từ 70% trở lên được hội đồng đề nghị đạt giải Nhì
- Đối với những đề tài không được đề nghị giải Nhất hoặc giải Nhì, hội đồng đề nghị trao giải Ba.
V. GIẢI THƯỞNG: Mỗi hội đồng có các giải tương ứng:
Giải
|
Ý tưởng
|
Giải pháp hữu ích
|
Sản phẩm
|
Giải Đặc biệt (nếu có)
|
1
|
1
|
1
|
Nhất
|
1
|
1
|
1
|
Nhì
|
1
|
1
|
1
|
Ba
|
1
|
1
|
1
|
Khuyến khích
|
3
|
3
|
3
|
Giải tập thể
|
Khoa có nhiều đề tài dự thi và có thành tích tốt trong cuộc thi
|
Ngoài ra, SV tham gia cuộc thi còn được nhận các giải thưởng phụ như: Khóa học ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn,…
|
VI. GIẢI THƯỞNG BÌNH CHỌN ĐỀ TÀI ĐƯỢC YÊU THÍCH
VI.1. Đối tượng dự thi, sản phẩm dự thi, thời gian nộp
● Đối tượng: Đề tài tham dự cuộc thi SV NCKH cấp Trường lần thứ 10
● Sản phẩm dự thi, thời gian nộp:
TT
|
Sản phẩm nộp
|
Mẫu
|
Thời gian nộp
|
1
|
File Poster
|
Cỡ A0, có logo Trường Đại học Đông Á
và logo cuộc thi, nội dung do đề tài quyết định
|
Trước 17g00 ngày 20.04.2024
|
* Sau thời gian quy định trên, BTC có quyền từ chối việc nộp đề tài/sản phẩm tham gia của khoa.
VI.2. Hình thức nhận sản phẩm
● Địa chỉ gửi: Gửi Poster qua email nckh@donga.edu.vn,
(Gửi file pdf có chất lượng cao nhất, đảm bảo việc đăng hình ảnh và in ấn có chất lượng tốt. Đề tài chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung của Poster khi gửi đến BTC).
● Tiêu đề thư gửi: Bình chọn đề tài SV NCKH 10th – [Khoa] – [tên đề tài (ngắn gọn)].
Đại diện đề tài/ khoa gửi Email, vui lòng “cc” các thành viên đề tài/giảng viên hướng dẫn.
● Lưu ý: BTC chỉ CHẤP NHẬN sản phẩm gửi về Email của Phòng Quản lý Khoa học trong thời gian quy định.
BTC TỪ CHỐI NHẬN các sản phẩm gửi về sau thời gian trên.
VI.3. Cách thức tham gia bình chọn
VI.3.1. Khán giả tham gia bình chọn đề tài được yêu thích nhất của mỗi theo các bước
● Bước 1: Like Fanpage
Hình ảnh bình chọn của đề tài được đăng trên 01 địa chỉ là Fanpage Sinh viên với nghiên cứu khoa học - UDA - https://www.facebook.com/UDA.n.Student/
● Bước 2: Reactions/thả cảm xúc, bình luận, chia sẻ cho hình ảnh đề tài mà khán giả bình chọn.
- 1 Reaction được tính điểm là Like, Yêu thích, Thương thương, Haha, Wow: 1 điểm (Không giới hạn số điểm tối đa).
- 1 bình luận: 1 điểm (Tối đa 1.000 điểm).
- 1 chia sẻ: 2 điểm (Tối đa 1.000 điểm).
● Lưu ý
Thực hiện đủ 02 bước thì mới hợp lệ.
Tinh thần khoa học và tuyệt đối trung thực bình chọn cho đề tài được yêu thích.
(Nếu phát hiện hành vi gian lận, vui lòng gửi minh chứng về Email của Phòng Quản lý Khoa học hoặc qua Fanpage, Phòng Quản lý Khoa học sẽ thực hiện công tác xác minh và tính điểm thực tế trên cơ sở nguồn thông tin của Trung tâm ICT Trường Đại học Đông Á).
BTC: BTC thực hiện việc đăng tải hình ảnh bình chọn và các nội dung cơ bản của đề tài như: tên đề tài, sinh viên thực hiện, khoa. Sau thời gian bình chọn, Fanpage thực hiện việc khóa bài đăng để bảo lưu kết quả chấm điểm và đảm bảo tính công bằng.
Trung tâm ICT: Thực hiện kiểm tra tính minh bạch của bình chọn và thống kê kết quả bình chọn giải thưởng.
VI.3.2. Thời gian tính điểm bình chọn: Từ thời điểm đăng hình ảnh bình chọn đến 17g00 ngày 03.05.2024.
VI.3.3. Giải thưởng: 01 giải nhất và 01 giải nhì
VII. QUYỀN LỢI, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
VII.1. Quyền lợi của đề tài đăng ký
● Các đề tài được hỗ trợ tham gia Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Khoa, cấp Trường, cấp Bộ, cấp Thành phố, Giải thưởng Euréka từ Trường Đại học Đông Á.
● Hỗ trợ đăng bài báo khoa học của đề tài lên Tập san Khoa học Trường Đại học Đông Á chuyên đề sinh viên, Tạp chí Khoa học Đại học Đông Á và các tạp chí khác. Chính sách thực hiện theo quy định của Tạp chí.
● Các đề tài đạt giải tại cuộc thi cấp Trường được chọn tham gia cuộc thi các cấp, được khen tặng giấy khen và kinh phí khen thưởng nếu đạt giải.
● Hỗ trợ điểm cộng cho các môn học về nghiên cứu khoa học.
VII.2. Khen thưởng
● Các sinh viên có đề tài đạt giải tại cuộc thi được tặng Giấy khen của Hiệu trưởng và phần thưởng theo quy định.
● Tất cả sinh viên tham gia cuộc thi được cấp giấy chứng nhận tham dự cuộc thi.
● Các đề tài tham gia cuộc thi đều được hỗ trợ kinh phí tham gia.
● Căn cứ và kết quả cuộc thi, BTC và Phòng Quản lý Khoa học sẽ trình BGH phương án chọn đề tài xuất sắc để gửi tham dự Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Thành phố Đà Nẵng, Giải thưởng Eureka, và các cuộc thi khác.
● Các đề tài được chọn gửi tham gia các cuộc thi khác, nếu đạt giải sẽ được tuyên dương và khen thưởng theo quy định của nhà trường.
VII.3. Xử lý vi phạm
● Trong trường hợp phát hiện đề tài tham gia/đề tài đạt giải không đáp ứng các yêu cầu và có vi phạm về thể lệ, quy định về liêm chính học thuật, đạo văn thì tùy theo mức độ sẽ bị thu hồi giải thưởng và xử lý kỷ luật đối với tác giả/nhóm tác giả theo quy định nhà trường.
● Khoa có đề tài vi phạm chịu trách nhiệm giải trình trước BTC về vi phạm đề tài và chịu trách nhiệm trong quá trình giám sát, thực hiện và nghiệm thu đề tài.