GIỚI THIỆU KHOA

 

Khoa Thực Phẩm (Faculty of Food Sciences), Trường Đại học Đông Á được thành lập dựa trên nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm và ngành Nông nghiệp (Nông nghiệp công nghệ cao) theo các Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và quốc gia phù hợp với năng lực đào tạo của Nhà Trường. Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo Kỹ sư công nghệ thực phẩm và Kỹ sư nông nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt và “vững lý thuyết, giỏi tay nghề”. Đây thực sự là nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của các đơn vị quản lý hoặc sản xuất kinh doanh nông sản phẩm, thực phẩm và nguyên vật liệu thiết yếu trong và ngoài nước.

Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ tham gia điều hành các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy chế biến thực phẩm (bia rượu, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, chế biến thịt cá, chè…), kiểm định viên (QS), làm việc ở bộ phận quản lý chất lượng (QC) của nhà máy thực phẩm, kỹ sư quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, cán bộ ở các Chi cục quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố…

Đối với Kỹ sư nông nghiệp, các vị trí công việc mà họ sẽ đảm nhiệm là kỹ sư phụ trách kỹ thuật hoặc quản lý và giám sát tại các công ty sản xuất và chế biến nông sản phẩm ở trong và ngoài nước, công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân, thuốc, thiết bị công nghệ cao…); trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên tham gia nghiên cứu khoa học tại các trung tâm giống, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, các trường, viện, sở; nhân viên tham gia các dự án phát triển nông thôn tại các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; kỹ sư tại các công ty dịch vụ nông nghiệp, công ty cây xanh, thiết kế cảnh quan đô thị; cán bộ ở các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, tự điều hành kinh doanh, thiết kế và xây dựng trang trại…

Chức năng

Khoa có chức năng tổ chức thực hiện đào tạo và quản lý sinh viên ngành công nghệ thực phẩm và ngành nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao); đồng thời triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong đơn vị.

Nhiệm vụ

1.  Đào tạo và giảng dạy

  • Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy các chuyên ngành công nghệ thực phẩm và nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao);
  • Lập kế hoạch xây dựng và phát triển chiến lược của Khoa.
  • Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm và ngành nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao);
  • Cụ thể hóa mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường;
  • Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa;
  • Quản lý, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên;
  • Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập - hiện đang áp dụng phương pháp dạy và học tích cực; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành;
  • Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao;
  • Thúc đẩy liên kết đào tạo giữa khoa và các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
  • Triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên hiểu biết thêm thực tế và nắm được các kỹ năng cần thiết sau khi ra trường, như: thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện hè, ...

2.  Nghiên cứu khoa học

  • Thông báo và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ của Bộ và các cơ quan nhà nước khác;
  • Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của Khoa;
  • Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp theo quy định của trường.

3.  Quản lý nguồn nhân lực

  • Quản lý giảng viên, cán bộ và sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự của Khoa, tham gia vào công tác tuyển dụng, đảm bảo nhân sự được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của Khoa;
  • Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;
  • Phối hợp đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy;
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ và sinh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ của Khoa;
  • Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Khoa;
  • Quan hệ với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Khoa.