Phân biệt trang trại rau hữu cơ với trang trại rau thường

Nông nghiệp hữu cơ đang rất nổi bật bởi đầu ra của nó gắn liền với cả sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe môi trường. Mở rộng trang trại rau hữu cơ trở thành hướng lựa chọn tiêu biểu của nhiều nhà vườn nhằm cung ứng rau sạch và cải tạo môi trường đất. Vậy trang trại rau hữu cơ khác biệt với trang trại rau thường chỗ nào?

Trang trại rau hữu cơ có những đặc trưng đáng lưu ý mà bạn cần biết như sau:

Phân bón có nguồn gốc hữu cơ

Canh tác rau hữu cơ là sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân vô cơ. Phân bón hữu cơ bao gồm các hợp chất có gốc cac-bon, là nhân tố góp phần tăng khả năng sinh trưởng và năng suất cây trồng. Phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân gia cầm, gia súc, phân xanh,… có tác dụng cải tạo đất và nâng cao độ phì đất.

Với mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phân bón hữu cơ không bao gồm các chất độc hại và có thể sản xuất rau sạch mà không mang nguy cơ cao dẫn đến ung thư, đột quỵ hay rối loạn da như phân bón hóa học có thể gây ra. Hơn nữa phân bón hữu cơ là nhân tố chính giúp duy trì và cải thiện cấu trúc đất. Các trang trại rau hữu cơ sản xuất lâu dài có thể tiết kiệm được lượng lớn phân bón bởi vì vùng đất đó đã giàu chất dinh dưỡng.

Closeup of female hands holding fertilized soil from garden bed. Concept of growth, organing farming and people working on ground.

Phân bón hữu cơ có chức năng cải tạo đất và nâng cao độ phì đất

Thường xuyên xen canh và luân canh các loại cây trồng

Xen canh là hình thức canh tác mà nhiều loại cây được trồng xen kẽ trong cùng một ruộng và cùng mùa vụ. Trong trang trại rau hữu cơ, thực hiện xen canh là cần thiết bởi nhiều lợi ích khác nhau. Xen canh cho phép ứng dụng đa dạng cơ cấu cây trồng nên việc kiểm soát dịch hại trở nên dễ dàng. Mỗi loại sâu bệnh chỉ có thể gây hại trên một số loại cây trồng đặc hiệu. Khi hai hoặc nhiều cây được trồng trên một ruộng, nguy cơ lây lan dịch sâu bệnh hại được giảm thiểu.

Trong khi đó luân canh là hình thức trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. Sự thay đổi cây trồng qua từng mùa vụ hạn chế sự lưu truyền bệnh trong đất và nguy cơ phát triển dịch hại so với canh tác độc canh một loại rau nào đó.

Aerial drone image of fields with diverse crop growth based on principle of polyculture and permaculture - a healthy farming method of ecosystem

Xen canh cây trồng là một đặc trưng của trang trại trồng rau hữu cơ

Quản lý dịch hại bằng phương pháp sinh học, cơ khí và vật lý

Trong nông nghiệp, dịch hại là khi bất kỳ sinh vật nào khác xâm nhập vào ruộng đồng với số lượng đáng báo động. Dịch hại có thể gây ra bởi sâu hại, nấm, vi sinh vật gây hại, cỏ dại (thực vật khác loài cây trồng chính) hay động vật. Đối với trang trại rau hữu cơ, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh tổng hợp mang tính chất vô cơ không được sử dụng. Vì vây các biện pháp sinh học, cơ khí và vật lý được áp dụng tối đa.

  • Phương pháp sinh học là tạo môi trường tự nhiên mà các loài thiên địch có thể phát triển tốt để kiểm soát sự tấn công của sinh vật gây hại. Các trang trại rau hữu cơ thường nuôi thả thiên địch nhóm bắt mồi, kí sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh hại.
  • Các biện pháp cơ giới như cày, bừa hoặc phơi ải rất có hiệu quả trong việc loại bỏ cỏ dại và chỗ ẩn nấp của nhiều ấu trùng, trứng sâu và mầm bệnh.
  • Hoặc nhiều trang trại rau hữu cơ còn sử dụng các loại bẫy đèn, bẫy dính, bã “chua ngọt” tự làm… để thu hút côn trùng và tiêu diệt tập trung.

Seven-spot ladybird (ladybug), Coccinella septempunctata (Coleoptera: Coccinellidae). Eating aphids

Sử dụng côn trùng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học phổ biến tại trang trại trồng rau hữu cơ

Không sử dụng thành phần chuyển đổi gen (GMOs)

Cây trồng chuyển đổi gen từng là sản phẩm mang tính đột phá trong ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Tuy nhiên, một số nơi hiện nay trên giới đang “tẩy chay” thực phẩm chuyển đổi gen bởi tác hại chưa lường trước của nó về an toàn thực phẩm và bộ gen sinh vật tự nhiên.

Trong khi nông nghiệp hữu cơ mong muốn nâng cao bền vững hệ sinh thái và bảo đảm sức khỏe cộng đồng thì cây trồng biến đổi gen gián tiếp làm thay đổi bộ gen sinh vật ngoài môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy nên, thực hiện nông nghiệp hữu cơ đồng nghĩa với loại trừ cây trồng chuyển đổi gen.

Theo Quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) về Chương trình Hữu cơ Quốc gia (NOP), các “phương pháp bị loại trừ” được xem như công nghệ di truyền (GE) hay các sinh vật biến đổi gen (GMOs) bị cấm sử dụng trong suốt quá trình sản xuất hoặc xử lý bất kỳ sản phẩm hữu cơ nào.

 

Link tham khảo:

https://www.slu.se/globalassets/ew/org/centrb/epok/aldre-bilder-och-dokument/publikationer/organic-gardening-w10-web.pdf

https://www.organicfacts.net/organic-products/organic-cultivation/benefits-of-organic-fertilizers.html

http://www.organic-crop 

http://science.jrank.org/pages/4901/Organic-Farming-Organic-methods-managing-pests.html

http://bookhunterclub.com/uu-diem-cua-thuc-pham-bien-doi-gen/

https://www.ota.com/organic-101/organic-and-gmos