Nông Nghiệp Thông Minh Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu Là Gì? What Is Climate Smart Agriculture?

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính giúp cải thiện an ninh lương thực, giảm đói nghèo và tạo sinh kế cho người dân lao động ở vùng nông thôn trên cả nước. Xuất khẩu nông nghiệp nước ta cũng tăng trưởng qua các năm, năm 2020 tăng 2,5% so với năm 2019. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và nước tưới đã khiến nông nghiệp trở thành nguồn phát thải khí nhà kính đứng thứ hai sau ngành năng lượng. Phát thải khí nhà kính là nguyên dân dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng cao, gây biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng nông nghiệp như lũ quét, bão, xâm nhiễm mặn ở miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở Tây Nguyên và lạnh tăng cường ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Do vậy, thực hành sản xuất nông nghiệp hướng đến phát triển môi trường bền vững sẽ giúp ngành nông nghiệp vượt qua những thách thức khó khăn liên quan biến đổi khí hậu.

Theo FAO (2010), Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu – Climate Smart Agriculture (CSA) – là nông nghiệp tăng trưởng năng suất bền vững, có khả năng phục hồi (với sự biến đổi khí hậu), giảm thiểu hoặc loại bỏ khí nhà kính, nâng cao thành tựu về an ninh lương thực quốc gia và mục tiêu phát triển. Các quốc gia khác nhau và các bên liên quan đều hướng tới phát triển hệ thống lương thực năng suất hơn, công bằng hơn và giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế trên phạm vi toàn khu vực.

Hiện nay, tại một số địa phương nước ta đang áp dụng một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu và đem lại hiệu quá như:

  • Mô hình quản lý phân chuồng thông minh với khí hậu tại Làng Mạ ở miền Bắc Việt Nam
  • Mô hình nuôi tôm – rừng: các cây trồng ngập mặn (đước đôi, bần chua) ở đồng bằng song Cửu Long
  • Mô hình trồng cà phê tưới tiết kiệm (tưới phun mưa, tưới phun sương) ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
  • Mô hình trồng xen canh cà phê với cây trồng lâu năm (sầu riêng, bơ, tiêu đen, muồng đen) ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
  • Mô hình trồng sắn xen canh với quế và các cây họ đậu, cây che phủ ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc
  • Mô hình trồng điểu sử dụng giống có khả năng chịu hạn ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
  • Mô hình trồng chè sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh hiệu quả ở trung du miền núi phía Bắc

 

Nguồn bài viết:

ICCAS_What is Climate Smart Agriculture_FS_EN_2018.pdf (giz.de)

CSA_Viet_Version.pdf (cgiar.org)