Nên lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nào?

Để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, bên cạnh chương trình đào tạo ngoại ngữ của trường Đại học Đông Á, bạn cũng cần tìm hiểu và lấy bổ sung các kì thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cấu trúc bài thi và đặc điểm công dụng của từng loại chứng chỉ.

Trước khi xác định mình cần đầu tư thi lấy chứng chỉ nào, hãy tự hỏi xem bạn đang cần luyện tiếng Anh để đi du học, để đầu quân vào môi trường làm việc nước ngoài hay đơn giản là để cải thiện năng lực giao tiếp của mình.

IELTS academic& TOEFL iBT dành cho người muốn du học

Tất cả sinh viên Việt Nam muốn theo học tại các trường Đại học ở nước ngoài luôn được yêu cầu chứng minh năng lực Anh ngữ bằng hai chứng chỉ phổ biến nhất, là IELTS (International English Language Testing System - Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế) và TOEFL (Test of English as a Foreign Language - Bài kiểm tra trình độ Tiếng Anh đối với người nước ngoài).

Cả hai chứng chỉ này đều được hầu hết các cơ sở đào tạo quốc tế công nhận, song các trường Đại học ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) vẫn ưu ái chứng chỉ TOEFL hơn. Trong khi đó, nếu du học ở Úc, New Zealand và Anh, bạn sẽ bắt buộc phải nộp điểm IELTS vì đây là chứng chỉ phổ biến nhất tại các quốc gia này.

Trong trường hợp bạn không có ý định du học nhưng muốn theo đuổi một chương trình học thuật được giảng dạy bằng tiếng Anh trong nước thì TOEFL iBT và IELTS academic cũng lànhững bài kiểm tra cần thiết để đáp ứng điều kiện tuyển sinh.

Về hệ thống thang điểm, IELTS chia thang điểm từ 1 đến 9 và TOEFL iBT từ 0 đến 120. Đa số các trường Đại học nước ngoài yêu cầu trình độ IELTS 5.5 cho các khóa học cử nhân và 6.5 cho các khóa đào tạo sau cử nhân (tương đương với mức 65-78 và 79-95của bài kiểm tra TOEFL iBT).

TOEIC cần thiết cho người đi làm

Trong trường hợp bạn không có nhu cầu du học mà mong muốn rèn luyện tiếng Anh để xin việc hay tìm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp thì TOEIC làbài kiểm tra thích hợp.

Là tên viết tắt của Test of English for International Communication (Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế), TOEIC là bằng cấp được các nhà tuyển dụng tại Việt Nam cũng như quốc tế vô cùng ưa chuộng bởi kì thi này có tác dụng đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anhnơi công sở, trái ngược với tiếng Anh học thuật của hai bài thi TOEFL và IELTS academic. Đó là lí do tại sao điểm TOEIC là tiêu chí để các lãnh đạo đưa quyết định tuyển dụng, sắp xếp công tác, gửi nhân viên đi học thêm các khóa tiếng Anh bổ sung… trong các doanh nghiệp.

TOEIC được đánh giá theo thang điểmtừ 10 đến 990 điểm và chứng chỉ TOEIC được chia thành 5 màu: cam (10-215), nâu (220-465), xanh lá cây (470-725), xanh da trời (730-855) và vàng (860-990).

Thông thường, các công ty thường yêu cầu mức TOEIC 500 – 600. Một số công ty có thể yêu cầu cao/thấp hơn so với mức này. Chẳng hạn Vietnam Airlines yêu cầu mức 550 cho các vị trí tiếp viên hàng không, còn ngân hàng Vietcombank lại yêu cầu mức 650 trở lên.

Theo các chuyên gia, những bạn đạt mức 550-650 được đánh giá là có năng lực giao tiếp tiếng Anh ở mức trung bình khá,có khả năng đảm nhận các vị trí như nhóm trưởng hoặc trưởng phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Còn nếu bạn đạt mức TOEIC 650-800 thì xin chúc mừng, bạn có năng lực tiếng Anh ở mức khá, có khả năng tham dự các hội thảo hay thực hiện các bài thuyết trình bằng tiếng Anh một cách hoàn toàn chủ động mà không cần trợ giúp dịch thuật nào.Các cấp trưởng phòng trở lên ở các công ty nước ngoài được yêu cầu đáp ứng mức độ tiếng Anh này.

Ôn lấy chứng chỉ FCE, CAE để cải thiện kỹ năng tiếng Anh tổng quát

Trong trường hợp bạn muốn có một chứng chỉ giúp đánh giá năng lực tiếng Anh tổng quát, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thì FCE hoặc CAE là hai lựa chọn phù hợp nhất.Lợi thế đặc biệt của FCE và CAE đó là đây là những chứng chỉ có giá trị trọn đời chứ không chỉ có hiệu lực trong thời gian 2 năm như TOEFL iBT, TOEIC hay IELTS.

CAE (Certificate in Advanced English) và FCE (Cambridge English: First) là chứng chỉ tiếng Anh được đánh giá tương đương với trình độ cao cấp (C1) và (B2) trênKhung Tham Chiếu Chung Châu Âu Về Ngôn Ngữ (CEFR-Common European Framework of Reference for Languages). Ở hai trình độ này, bạn sẽ được công nhận có khả năng tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trên mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, cả trong công việc lẫn trong học tập.

Như vậy, CEA là lựa chọn hàng đầu của những ai muốn phát triển tiếng Anh tới cấp bậc cao cấp, bất kể mục đích của bạn là theo đuổi các chương trình học thuật bậc cao hay phục vụ cho công việc. Các công ty lớn như IBM, KPMG, HP, Sony… đều công nhận chứng chỉ tiếng Anh uy tín này.

Tại Đại học Đông Á, sinh viên được đào tạo theo mô hình của bài kiểm tra TOEIC và tạo điều kiện thực hành giao tiếp với các giáo viên bản xứ. Với chuẩn đầu ra cho toàn thể sinh viên trong trường là 450 điểm, sinh viên Đông Á hứa hẹn sẽ có thể tự tin sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Để cập nhật các bí quyết học tiếng Anh hiệu quả, bạn có thể ghé thăm góc tiếng Anh và góc kỹ năng trên trang tin của Khoa ngoại ngữ.