Cây bạc hà Nhật Bản hay là Bạc hà Á có tên khoa học là Mentha canadensis, thuộc họ cây Hoa môi. Đây là loại cây có chứa hàm lượng 1-Menthol cao, nó thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc.
Cây Bạc hà Á được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ, theo các công bố doanh thu hàng năm của việc sản xuất methol từ cây bạc hà vào khoảng 16.000 tấn và có có giá trị vào khoảng 300 triệu USD.
Theo số liệu công bố, giá thành, sản lượng và dự đoán sản lượng trong các năm tiếp theo của menthol được cho thấy trong 3 hình phía dưới.
So sánh giá methol tổng hợp và methol tụ nhiên theo từng năm (2001-2013) (theo https://www.takasago.com)
Giá methol sản xuất từ cây bạc hà vào khoảng 30-35 USD và trong tương lai có xu hướng tiếp tục tăng vì do biến đổi khí hậu các vùng trồng bạc hà tại Ấn Độ đang giảm dần.
Cây bạc hà là một cây khá khó trồng (so sánh với hương nhu, sả, ...) vì nó rất nhạy cảm với nấm bệnh và côn trùng. Điều kiện phát triển tốt nhất cho cây bạc hà là được chiếu nắng đầy đủ, nóng và ban ngày và lạnh vào ban đêm trên nền đất ẩm nhưng thoát nước tốt, có pH trong khoảng từ 6.5-7.5 và hàm lượng hữu cơ cao.
Thử nghiệm chưng cất tinh dầu Bạc hà Nhật Bản tại The Seed Garden
Tinh dầu chiếm khoảng 0.5 -1% trong toàn bộ cây bạc hà, và nó có thành phần chính là menthol và menthone. Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc mà 1hecta bạc hà có thể cho từ 200 - 350 kg tinh dầu. Tinh dầu bạc hà có thể được chiết xuất từ toàn bộ phần thân trên của cây (thời điểm thu hái cho chất lượng tinh dầu tốt nhất tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hâu: lượng nước, phân bón, thời gian chiếu sáng, thường thời điểm thu hái cho chất lượng tinh dầu tốt nhất là lúc cây vừa mới ra hoa). Tinh dầu bạc hà có thể được chiết xuấ bằng phương pháp chưng cất trực tiếp bằng nước, hoặc chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Tài liệu tham khảo
1. A. Misra & N. K. Srivastava (2000): Influence of Water Stress on Japanese Mint, Journal of Herbs, Spices &Medicinal Plants, 7:1, 51-58
2. Takao Myoda, Takuma Matsumura, Kensuke Watanabe, Koji Ebisuya, Tai Kaneshima, Kotaro Goto, Satoshi Nojima, Yoji Hori, Kazuki Toeda, Makoto Nishizawa & Takane Fujimori (2018): Components of essential oil of the Japanese mint ‘Hokuto’and its deodorization effects against human malodors, Journal of Essential Oil Research, DOI:
10.1080/10412905.2018.1494045
3. JournalofExperimentalBotany,Vol.33,No.135,pp.81OS14,August19
4.https://thechronicleindia.com