Nắm vững nghệ thuật đàm phán là công việc không dễ dàng, nhưng đó là kỹ năng sống cần thiết để biến các công việc hàng ngày trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Hãy tham khảo cách thức rèn luyện kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục người khác trong bài sau.
Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có cơ hội để thuyết phục ai đó làm theo điều bạn muốn. Nghe có vẻ dễ dàng nhỉ? Thật sự đây không là điều quá khó. Một số chuyên gia đã nỗ lực “nghiên cứu” ra đâu là nghệ thuật của sự thuyết phục. Các phương pháp của họ khá hiệu quả.
Khi bạn không có “quyền” để ra lệnh cho ai đó, bạn phải khôn khéo sử dụng những thủ thuật tâm lý để thuyết phục họ nghe theo lời bạn. Bạn hãy tự đặt mình vào vai một người diễn thuyết, còn người nghe sẽ là khán giả của bạn.
Khảo sát tình hình: Trước khi “trổ tài”, tìm hiểu rất quan trọng khán giả của bạn, họ là ai và tại sao họ lại nghĩ như vậy, làm như vậy. Làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng tiến đến 2 mục đích quan trọng sau đây:
- Bạn có thể đồng cảm với họ, thiết lập được một mối liên hệ gần gũi.
- Bạn có thể cấu trúc tốt hơn những tranh luận của bạn để đưa ra tại sao những quan điểm của bạn nghe hợp lý hơn của họ.
Sau khi đáp ứng được những yếu tố trên, bạn hãy thực hiện những phương pháp thuyết phục người khác sau đây:
1/ Chiếm được niềm tin
Người ta thường cảnh giác khi nhận thấy ai đó đang cố làm thay đổi suy nghĩ của họ. Do vậy, chiếm niềm tin của mọi người là điều quan trọng nhất. Hãy cho họ thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn. Bạn phải biết rằng bạn đang nói cái gì và chứng mình rằng những điều bạn nghĩ là đúng.
2/ Tìm ra những điểm tương đồng
Hãy cho khán giả của bạn thấy rằng giá trị của những ý kiến của bạn gắn với họ. Một lần nữa, bạn cần đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ, hiểu những gì liên quan đến họ và hòa nhịp với những cảm xúc của họ.
3/ Cấu trúc vấn đề tốt
Những lời nói có sức thuyết phục thì dù chỉ là một câu hay là một bài diễn văn thì đều phải có cấu trúc rõ ràng. Nói một cách bình dân, một cấu trúc thành công là có sự lặp lại và đột phá của một vấn đề. Khi chứng minh cho mọi người thấy là cần phải nghe theo bạn, bạn hãy để dồn năng lượng nhiều nhất vào lời phát biểu sau cùng, điều này sẽ là “bắt” khán giả của bạn ghi nhớ. Cho nên, sự lặp lại là điều quan trọng nhất cho vấn đề tranh luận của bạn. Sự lặp đi lặp lại một vấn đề sẽ thiết lập nên một ấn tượng và ấn tượng đó sẽ rất “ám ảnh” trong trí nhớ của mọi người.
4/ Đưa ra cả mặt không tốt của vấn đề
Hãy cẩn trọng cả mặt tốt và không tốt của ý kiến của bạn, càng làm điều này càng làm bạn có vẻ công bình và hợp lý hơn so với người khác. “Mẹo đàm phán” ở đây là nhấn mạnh những mặt không tốt của vấn đề và so sánh chúng với những mặt tốt. Hãy giải thích những mặt tốt sẽ đem đến những lợi ích như thế nào. Nhưng đừng bao giờ nói dối về những cái không tốt, bởi vì khi người ta phát hiện ra mánh khóe lừa bịp của bạn, họ sẽ không hài lòng. Dĩ nhiên, họ sẽ chẳng bao giờ tin bạn nữa.
5/ Kích thích vào tính tư lợi
Bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi người hơn nếu như bạn chỉ cho họ thấy rằng họ sẽ được gì nếu làm theo bạn, như thể đây là một câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra trong đầu họ. Để làm được những điều này, bạn phải hiểu khán giả của bạn cần gì. Hãy chộp lấy sự chú ý của họ bằng cách nói cho họ, bạn biết những gì họ muốn, rồi sau đó hãy nói với họ ý kiến của bạn sẽ giúp họ thỏa mãn những gì họ muốn.
6/ Nuôi dưỡng cái tôi
Những nhà kinh doanh gọi nó là “tình yêu bom nguyên tử”, người khác lại gọi đó là sự tâng bốc có chiến lược. Bạn đừng nghĩ đây là vấn đề xấu. Khen ngợi những việc làm đúng của mọi người là kỹ năng sống cần thiết. Hãy chỉ ra những điều mà khán giả của bạn rất tự hào, như là sự thông minh hay những sở thích của họ chẳng hạn. Khi bạn khen ngợi ai đó, chứng tỏ rằng bạn nhận ra được những phẩm chất tốt của họ. Họ sẽ cảm thấy phấn khích và mở lòng hơn với những lời bạn nói.
7/ Kích thích vào uy tín cá nhân
Đây cũng là 1 trong những cách hiệu quả trong kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Mọi người thường nghe theo những ý kiến của các chuyên gia. Nếu một chuyên gia nói ra điều gì đó thì điều ấy sẽ là sự thật. Vì thế, bạn hãy sử dụng điều ấy, hãy trích dẫn ý kiến của những chuyên gia nào đấy phù hợp với vấn đề bạn nêu ra. Những ý kiến ấy sẽ nâng tầm vấn đề của bạn hơn.
8/ Tạo sự nhất trí
Người ta thường bảo trăm nghe không bằng một thấy. Bạn phải chỉ ra rằng những gì bạn đưa ra đã được rất nhiều người đã làm trong thực tế. Sử dụng đến thực tiễn sẽ làm ý kiến của bạn dễ dàng thành công hơn ở bất cứ đâu. Bạn cũng có thể dùng đến mẹo tạo ra sự nhất trí đối lập: nếu những gì họ đang làm không được thành công, hãy chỉ cho họ thấy rằng nguyên nhân tại sao và thuyết phục họ nghe theo ý kiến của bạn.
9/ Chọn thời gian tốt cho sự thuyết phục của bạn
Bạn cần phát triển giác quan thứ sáu cho việc chọn thời gian tốt. Tránh thuyết phục, tranh luận với ai vấn đề nào đấy trong thời gian họ bị stress hoặc có những mối lo lắng. Hãy tìm hiểu những trạng thái tâm lý chung và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Hãy chọn lựa thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin, cũng như khán giả của bạn đang không gặp những chuyện đau buồn riêng tư.
10/ Tạo cảm giác khan hiếm cho người nghe
Một quy luật đơn giản của kinh doanh: cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao. Hãy làm cho chính bạn và những ý kiến của bạn trở nên là “hàng độc”, mọi người sẽ lắng nghe nhiều hơn. Bạn có thể làm điều này nếu chứng minh rằng bạn nắm giữ những thông tin độc quyền hoặc đề nghị mọi người hãy chỉ ra “đối thủ” của vấn đề mà bạn vừa nêu.
Những điều bạn nên làm để nâng sức thuyết phục từ bản thân
1/ Tự tin
Bạn hãy tự tin vào chính mình trước khi bạn thuyết phục người khác. Nếu bạn có bất cứ những nghi ngờ nào đấy, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. Bạn phải là đồng minh của chính mình một cách cao nhất, vấn đề của bạn sẽ càng có sức thuyết phục.
2/ Thú vị
Nếu bạn cứ nói chuyện bằng một cái giọng đều đều với những tiếng “ừm”, bạn sẽ làm khán giả của bạn nghe đi nghe lại vấn đề nhiều lần. Bạn cần phải có kỹ năng thuyết trình thật hùng hồn để làm vấn đề của bạn trở nên thú vị. Hãy tác động những giác quan của họ càng nhiều trong mức bạn có thể. Một cử chỉ ấn tượng cũng sẽ có những tác động tích cực đến bài văn hùng biện.
3/ Có lý
Mọi người luôn nghĩ rằng họ có lý. Logic luôn được đánh giá cao. Bạn hãy sử dụng thì hiện tại, sử dụng cấu trúc “nếu… thì” nhiều một chút.
4/ Có tài ngoại giao
Bạn hãy “tấn công” khán giả của bạn một cách đúng nghĩa: nói chuyện bằng một ngữ điệu đích thực, đừng la hét hay lấn át họ. Quan trọng hơn, đừng làm cho họ thấy họ ngớ ngẩn khi không nghĩ giống như bạn. Bạn muốn mình có lý chứ không phải tranh luận nảy lửa với họ. Ngay cả khi bạn đúng, họ cũng cảm thấy bực bội. Bạn sẽ giữ được sự tôn trọng của mọi người nếu bạn cũng tôn trọng họ.
5/ Khiêm tốn
Không ai thích một kẻ tự đắc. Ngay cả khi bạn tin là mình đúng, nếu bạn là kẻ ngạo mạn thì mọi người cũng chẳng muốn nghe bạn. Bạn không chỉ cho là mình đúng mà còn thuyết phục mọi người hiểu vấn đề như bạn. Andrew Yong, một chính trị gia Hoa Kỳ và là Đại sứ của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977 đến 1979 từng nói: “Uy lực giống như tiền để tiết kiệm, càng sử dụng ít, bạn càng nhận được nhiều”. Hãy học cách sử dụng khả năng của mình trong việc thuyết phục mọi người trong những thời điểm thích hợp. Với thời gian và bài tập này, bạn sẽ có thể thuyết phục ai đó thay đổi ý định một cách không khó khăn.
Link: https://www.kynang.edu.vn/ky-nang-nghe-nghiep/ky-nang-dam-phan-thuong-luong-va-thuyet-phuc-nguoi-khac.html