Kỹ năng cân bằng cảm xúc

Trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương, cảm giác khó chịu thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Nếu bạn không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc thì sẽ tạo ra những thói quen tiêu cực. Chính vì vậy, bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc bản thân để giữ bình tĩnh trong giao tiếp và xử lý mọi việc.

Tâm lý là gì ?
Tâm là sự nhìn thấy, sự cảm nhận được những cảm xúc vui buồn của mình đối với những gì diễn ra trong cuộc sống hiện tại, tương lai và quá khứ .
Lý là sự hiểu biết và nhận biết cái đúng - sai, tốt - xấu, thích hợp - không thích hợp 1 cách có lý trí , hợp tình hợp lý .
Như vậy tâm lý là trạng thái nhận biết những cảm xúc vui hay buồn, những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực 1 cách có lý trí về những sự vật hiện tượng diễn ra trong cuộc sống.


Vì sao phải cân bằng tâm lý ?
Bản chất của cuộc sống là luôn vận động và biến chuyển không ngừng nên sẽ luôn có những vấn đề mới phát sinh thêm hay bị mất đi . Vì vậy mà chúng ta cần phải có sự cân bằng về tâm lý để thích ứng với các vấn đề đó 1 cách tự nhiên và hiệu quả nhất nhằm làm cho cuộc sống của chúng ta an lành, hạnh phúc hơn.
Cân bằng tâm lý là 1 trong những kỹ năng giúp mỗi người chúng ta sống thành đạt hơn mỗi ngày .
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng cân bằng tâm lý ?
Đã là kỹ năng thì không thể 1 ngày, 2 ngày là có được, mà thường là phải thực hiện 1 quá trình luyện tập thường xuyên thì mới có được. Và nếu chúng ta lựa chọn những kỹ năng tốt để luyện tập thì sẽ có những kỹ năng tốt. Và nếu lựa chọn những kỹ năng xấu để luyện tập thì sẽ có những kỹ năng xấu.


Vì vậy , để có được kỹ năng cân bằng tâm lý tốt thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là xây dựng cho mình 1 bộ lọc cân bằng cảm xúc dựa trên tính 2 mặt của tự nhiên để tránh rơi vào trạng thái thiên lệch quá nhiều vào 1 mặt nào đó :
- Trong Vui có Buồn - Trong Buồn có Vui
- Trong Thành Công có Thất Bại - Trong Thất Bại có Thành Công
Bộ lọc cảm xúc này sẽ giúp chúng ta cân bằng được tâm lý an nhiên trong cuộc sống. Và cho dù có chuyện gì xảy ra thì chúng ta cũng sẽ không rơi vào 1 thái cực quá đáng như : khi vui thì hào phóng, còn khi buồn thì giận dữ, hay khi thành công thì tự hào, hãnh diện, khoe khoang, còn khi thất bại thì tuyệt vọng, mất chí hướng, buông thả bản thân.