Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt và có giá trị lớn, nhưng hiện nay “Đất hiếm” còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến. Đất hiếm có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp hiện đại: điện tử, công nghệ thông tin, môi trường đến năng lượng tái tạo. Tại sao lại gọi là đất hiếm. Đất hiếm (rare earth) trong tự nhiên thường không được tìm thấy với mật độ cao. Tuy vậy thực tế là chúng không thực sự quá hiếm trong vỏ Trái Đất. Do đặc tính của đất hiếm nên thường được tìm thấy trong mỏ quặng rất hạn chế và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Ngoài ra trong nhóm nguyên tố của đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.
Đất hiếm có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực hiện đại!
Các thiết bị điện tử quen thuộc có mặt trên thị trường như điện thoại di động, máy tính, màn hình LCD, đèn LED, pin lithium-ion, và cả các công nghệ xanh như từ gió, năng lượng mặt trời và ô tô điện đều có đất hiếm.
Xử lý nước và môi trường: Một số đất hiếm như neodymium và praseodymium được sử dụng trong việc sản xuất nam châm mạnh dùng trong các thiết bị xử lý nước và xử lý môi trường. Chúng có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước và không khí.
Nông nghiệp: Đất hiếm có nhiều tiềm năng ứng dụng trong trồng trọt và chăn nuôi. Đất hiếm làm tăng năng suất trồng trọt trên mía, cam và nhiều cây rau quả. Đất hiếm cũng tăng tỉ lệ sống, sinh trưởng của cá, tôm.
Y học: Đất hiếm được sử dụng trong công nghệ hình ảnh y tế như máy MRI (Magnetic Resonance Imaging). Các từ điển đất hiếm như gadolinium được sử dụng như chất đánh dấu để tạo ra hình ảnh chất lỏng trong cơ thể.
Quốc phòng: Đất hiếm được sử dụng trong việc sản xuất các hệ thống radar, thiết bị ghi hình và các ứng dụng quân sự khác.
Việt Nam – đất hiếm đang có mặt ở đâu?
Chúng ta có thể thấy đất hiếm có vai trò quan trọng, vậy liệu loại kháng sản đặc biệt này có mặt ở Việt Nam không?
Điều đặc biệt là Việt Nam hiện đang đứng tại vị trí thứ 2 thế giới về đất hiếm. Hiện nay trên thế giới người ta ước tính trữ lượng đất hiếm và khoảng 120 triệu tấn, trong đó trữ lượng ở Việt Nam là 22 triệu tấn. Loại khoáng sản đặc biệt này được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. Tại khu vực Lai Châu, đây là nơi có mở đất hiếm kiểu quặng gốc có trự lượng lớn nhất và có thể khai thác theo quy mô của ngành công nghiệp.
Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng và được coi là những nguyên tố trong tương lai. Bên cạnh đó Việt nam có thể xem là nơi có vị thế về loại nguyên tố này, chúng ta đang có những cơ hội và lợi thế để có thể khai thác và phát triển loại đất hiếm này.
Phát triển và tận dụng hợp lí giá trị của đất hiếm?
Chúng ta gọi đất hiếm là vì sự hiếm hoi, tính ứng dụng, tính chất đặc biệt và sự quan trọng của nó trong nhiều ngành. Khoáng sản chắc chắc sẽ cạn kiệt và không tự sinh ra, việc khai thác hợp lí và chế biến đất hiếm là điều tất yếu. Chúng ta cần nghiên cứu và tìm kiếm các phương pháp khai thác hiệu quả hơn để phát triển và sử dụng nguồn tài nguồn tài nguyên này.