Cỏ roi ngựa hay còn gọi là cây sả chanh Pháp là cây bản địa của Nam Mỹ, và được du nhập vào Châu Âu bởi người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 17 – sau khi họ khám phá Nam Mỹ. Cỏ roi ngựa từ lâu đã là một trong những thảo dược truyền thống, được sử dụng từ lâu đời ở các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đan Mạch…..
Hiện nay, loại thảo mộc này đã được du nhập đến nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Cỏ roi ngựa có tên khoa học là Aloysia citrodora, nó thuộc họ Tectona là một họ rất gần với họ hoa môi Lamiaceae. Cỏ roi ngựa là dạng cây bụi lâu năm, chiều cao trung bình của nó khoảng 70 cm, tuy nhiên nó có thể cao đến gần 2m trong điều kiện thích hợp. Lá của cỏ roi ngựa có cấu trúc đặc biệt là 3 lá đối xứng, có chiều dài khoảng trên 5cm. Lá của cây có nhiều lông tơ và có chứa tinh dầu, rất thơm mui chanh, sả.
Cỏ roi ngựa là cây ưa nắng, nó phát triển tốt nhất trong điều kiện đất thoát nước tốt, nó có thể trồng được ở nhiều nơi như vườn rừng, vườn đô thị hoặc trong chậu cảnh. Thường loài cỏ này ít bị sâu bệnh. Nó nên được cắt tỉa để phát tán tốt và cây khỏe mạnh hơn.
Cỏ roi ngựa là cây thường xanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Tuy nó có thể phát triển trong điều kiện khí hậu ôn đới nhưng lá nó sẽ bị úa và rụng trong điều kiện nhiệt độ thấp. Nó có thể được sử dụng làm trà và làm gia vị trong nhiều món ăn. Chính vì vậy đây là cây trồng không thể thiếu trong nhiều vườn thảo mộc.
Trong lá của cây có chứa các thành phần hóa học như citral (30–35%), nerol và geraniol – có trong tinh dầu, phân bay hơi khi chưng cất lôi cuốn hơi nước. Ngoài ra, trong dịch chiết của nó còn có chứa verbascoside – đây là hoạt chất được chứng minh là có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus – nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da hoặc các sự nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác. Trong cỏ roi ngựa có nhiều hoạt chất và nó được xếp vào phytochemicals plants, chính vì vậy mà nó có thể có tương tác với một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, đến hiện tại chưa có bất kỳ ghi nhận nào về tác dụng phụ hay độc tính của nó lên cho động vật và con người.
Trong lá cỏ roi ngựa có chứa tinh dầu nó có tác dụng làm dịu và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Trà của nó có tác dụng làm dịu tinh thần tăng hưng phấn, chống trầm cảm; làm nhẹ bụng làm giảm đầy bụng, đầy hơi và làm nhẹ bụng. Tuy nhiên, nó được khuyến cáo là không nên dùng quá nhiều và uống trà trong thời gian quá lâu vì nó có thể gấy kích ứng dạ dày.
Tinh dầu trong lá cỏ roi ngựa còn được sử dụng trong làm nước hoa. Và tinh dầu nó cũng có thể được sử dụng để chống lại sâu bệnh. Ngoải ra, cây cỏ roi ngựa có thể sử dụng để chiết xuất verbascoside để ứng dụng trong dược phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.