BẢO QUẢN THỰC PHẨM NHƯ NÀO ĐỂ TỦ LẠNH TRỞ THÀNH TRỢ THỦ ĐẮC LỰC THAY VÌ Ổ VI KHUẨN?

Tết đến gần cũng chính là thời điểm mua sắm tất bật của mọi nhà, nhất là thực phẩm tươi sống và đã chế biến. Với khối lượng thực phẩm khổng lồ như vậy, cũng cần bí quyết bảo quản làm sao thực phẩm vừa tươi ngon vừa đảm bảo vệ sinh cho không gian tủ lạnh.

Có một số điều cần lưu ý khi lưu trữ thực phẩm, chẳng hạn như: cách xử lý thực phẩm an toàn, các loại hộp đựng bạn sử dụng và thời gian sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh hoặc tủ đông. 

1. Xử lý thực phẩm an toàn

Giữ thịt sống, thịt gia cầm và cá tránh xa các thực phẩm khác để chúng không làm nhiễm khuẩn. Đây có lẽ là lý do tại sao nhiều tủ lạnh có ngăn chứa thịt ở dưới cùng của tủ lạnh; nếu không, hãy trữ thịt/hải sản chưa nấu chín trên giá thấp nhất để ngăn nước của chúng rò rỉ vào các thực phẩm khác.

Phân loại thịt sống và các thực phẩm khác trong tủ lạnh để tránh lây nhiễm chéo (Nguồn: Internet)

2. Nhiệt độ tủ lạnh và tủ đông

Nhiệt độ của tủ lạnh nên giữ ở mức khoảng 5°C và tủ đông ở -18°C hoặc thấp hơn.

3. Lưu trữ thức ăn thừa và thực phẩm dễ hỏng

Thời gian: Làm đông lạnh hoặc làm lạnh thực phẩm dễ hỏng trong vòng 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32°C. Một hướng dẫn chung là chỉ để thức ăn thừa trong vòng 4 ngày. Sản phẩm thịt hoặc thịt gia cầm nấu chín nên bảo quản 3 đến 4 ngày, trong khi trứng hoặc cá ngừ có thể kéo dài 3 đến 5 ngày.

Hộp đựng: Lưu trữ thực phẩm trong các hộp đựng nông, phù hợp nhất. Các hộp chứa bằng thủy tinh có lợi ích là dễ dàng kiểm tra, có thể cho vào lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn. Nếu sử dụng hộp nhựa thì tốt nhất là nhựa không chứa BPA. 

4. Lưu trữ trái cây và rau quả

Có một số loại trái cây và rau quả không tương thích khi được lưu trữ cùng nhau. Một số loại trái cây phát ra khí ethylene có thể khiến rau quả bị hỏng sớm. Nên bỏ những "chất thải khí" này ra khỏi tủ lạnh: bơ, chuối, xuân đào, đào, lê, mận và cà chua.

Rau quả có thể cắt nhỏ và lưu trữ trong tủ đông với thời gian lên đến 1 tháng. Ví dụ như măng tây, dưa, cà rốt, đậu, bắp...

5. Bảo quản trứng

Về cơ bản, trứng còn nguyên vỏ có thể để được trong một thời gian dài (3 đến 5 tuần), trong khi trứng đã nấu chỉ kéo dài 1 ngày.

6. Thực phẩm đông lạnh

Hãy để thực phẩm vừa nấu được nguội đi trước khi đông lạnh và cấp trong túi cấp đông để hơi ẩm không hình thành các tinh thể đá bên trong. Dán nhãn thực phẩm đông lạnh theo ngày và tên của thực phẩm, đồng thời cố gắng tách thực phẩm thành các kích cỡ đủ ăn để dễ hâm nóng.

Theo Viện an toàn thực phẩm