11 công dụng của củ gừng tươi

Gừng là gia vị quen thuộc với nhiều tác dụng. Không những thế, Gừng còn có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Cây gừng lại rất dễ trồng tại nhiều điều kiện khác nhau, hoặc bạn có thể dễ dàng mua củ gừng tại tại bất kỳ quán bán rau nào. Sau đây là 11 công dụng của củ gừng tươi.

1. Đổ mồ hôi, thanh trừ cảm lạnh

Theo Đông y, gừng tính ôn, ấm áp, vị cay, có tác dụng làm tiết mồ hôi, giảm thân nhiệt, nên nước gừng tươi thường được sử dụng để trị càm gió do lạnh, ngoài ra nó còn có hiệu quả cao trong việc chống nôn.

Vì thế mà có người chỉ cần vừa bị cảm, ngay lập tức sẽ nấu một bát nước gừng tươi, thêm ít củ hành hoa, nước và đường nâu đun lên uống. Khi bị nhiễm lạnh thường sẽ dẫn đến đau bụng đối với những người bị đau dạ dày. Lúc đó, chỉ cần pha chút gừng tươi ấm để uống có thể giảm nhẹ triệu chứng. Người mắc bệnh dạ dày có thể uống nước này thường xuyên ở mức độ phù hợp sẽ có thể ổn định tình trạng bệnh.

2. Giảm ho, tiêu đờm

Ho có thể được chia thành những nguyên nhân như do nóng hoặc lạnh. Nếu là do cảm lạnh mà ra, thì có thể xem là cơ thể đã bị nhiễm lạnh. Lúc này, triệu chứng sẽ là ho nặng dần lên, kèm theo ngứa họng, đau đầu hoặc các triệu chứng sốt.

Trong trường hợp này, gừng sẽ phát huy vai trò của nó, làm cho cơ thể ấm lên, đổ mồ hôi, từ đó bạn sẽ cảm thấy ho giảm, giảm đờm, và đỡ đau họng.

3. Thúc đẩy sự thèm ăn

Dân gian lưu truyền câu tục ngữ nổi tiếng “chán cơm thì hãy ăn gừng”. Mỗi lần cảm thấy không muốn ăn cơm, thì hãy ăn ngay vài ba lát gừng tươi hoặc có thể đập dập gừng, thái sợi cho vào món canh phù hợp, ăn vào sẽ thúc đẩy sự thèm ăn trở lại, làm tăng vị giác.

Ngoài ra, nhiều người còn ứng dụng cách băm nhỏ, phi thơm gừng tỏi để xào nấu một món ăn nào đó, hương thơm của gừng lẫn với tỏi sẽ kích thích khứu giác và vị giác, giúp bạn lấy lại cảm giác thèm ăn trở lại. Khi cho thêm một chút gừng vào món gà kho, hay món canh cá rô rau cải sẽ giúp cho bạn ăn ngon miệng hơn.

4. Làm giảm đau bụng kinh

Phụ nữ cơ thể yếu ớt thường dễ bị đau bụng kinh, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc khi cơ thể nhiễm lạnh. Theo Đông y, gừng có thể làm cơ thể ấm lên, giúp giảm chứng đau bụng kinh nhanh hơn. Gừng tươi và đường nâu là vị thuốc tuyệt vời nhất cho chị em. Hãy uống trước khi chu kỳ diễn ra 2-3 ngày.

Tuy nhiên đây chỉ là vị thuốc tốt dành cho người bị lạnh. Còn người có cơ địa nóng thì không nên sử dụng phương pháp này.

5. Làm giảm viêm răng, viêm xương khớp

Khi bị viêm nha chu, chân răng sưng tấy do tác hại của cao răng tấn công, bạn có thể uống nước gừng để làm giảm đau trước khi nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.

Người bị viêm khớp là do nhiễm lạnh, để giảm đau có thể sao gừng nóng lên rồi quấn vào vùng khớp bị đau để cải thiện tình hình. Muốn tránh viêm khớp, bạn không nên để vùng này bị nhiễm lạnh, làm việc trong môi trường ẩm ướt dài ngày.

6. Ngâm chân: giảm bệnh hôi chân, làm ấm lòng bàn chân

Hôi chân là do vi khuẩn tích tụ lại lâu khi đi giày kín, dùng 1 chút gừng, giấm và muối đun nóng rồi ngâm chân vào buổi tối, không chỉ giúp bạn xử lý tình trạng hôi chân mà còn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, giữ cho đôi chân luôn ấm áp.

Tuy nhiên người bị hôi chân quá nặng, đã bị vi khuẩn tấn công khiến cho vùng da bị viêm, lở loét, có vết thương hở thì không áp dụng phương pháp này.

7. Dùng gừng gội đầu để diệt khuẩn, giảm các bệnh trên da đầu

Nấu nước cho chút gừng tươi để gội đầu có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn bám trên da đầu, nhưng áp dụng bài thuốc này cần sự kiên nhẫn, thực hiện đều đặn cho đến khi tình hình cải thiện.

8. Ổn định và giảm huyết áp

Vào mùa lạnh, người bị bệnh huyết áp, tim mạch rất dễ phát bệnh. Cách tốt nhất là nên dùng gừng đun nước ngâm chân, thêm chút giấm và muối để ngâm khoảng 15 phút trước khi ngủ. Làm đều đặn việc này sẽ làm khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm huyết áp và ổn định tình trạng bệnh.

9. Chống suy nhược thần kinh

Đối với những người bị suy nhược thần kinh, mộ chén nước gừng nóng khi bụng rỗng sẽ giúp làm ấm hệ tiêu hóa, bổ sung khí, làm mới các cơ quan bên trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ, từ đó ổn định thần kinh.

10. Điều trị đau vai, thắt lưng

Những người ngồi trong văn phòng làm việc với máy tính nhiều thường sẽ bị đau vùng vai hoặc vùng thắt lưng. Nếu bạn gặp phải tình trạng tương tự, bạn có thể nấu hỗn hợp nước gừng pha với giấm và muối, dùng khăn mặt nhúng nước, vắt ráo rồi chườm nóng lên vùng bị đau mỏi. Cách làm này vừa đơn giản, vừa hiệu quả, mang lại cảm giác thư thái toàn thân.

11. Chống xơ vữa động mạch

Uống chút nước gừng tươi mỗi ngày trước khi đi ngủ có thể làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Pha hỗn hợp gồm 3 lát gừng, 1 cây hành lá, phần gốc trắng, 2 tép tỏi, một chút hạt tiêu. Uống nước, bỏ bã.