Ngành Nông nghiệp đang có những bước tiến mới nào?
Nông nghiệp đã tồn tại hàng ngàn năm nay và là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Đây là ngành liên quan đến trồng trọt và nuôi dưỡng động vật và bao gồm các hoạt động như nuôi cấy, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch. Đó là nguyên liệu chính để chúng ta tạo ra lương thực – thực phẩm. Một quốc gia sẽ chỉ thật sự ổn định khi an ninh lương thực được đảm bảo.
Nông nghiệp có đại diện cho cụm từ “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đúng – nhưng đó chỉ là quan điểm từ thời xa xưa. Dân số đang tăng nhưng đất không sinh ra và cần nguồn lương thực lớn để đủ cung cấp cho con người. Thống kê đầu năm 2024 cho thấy dân số trên thế giới hiện nay đã đạt mốc 8 tỷ người (Nguồn AP). Vài toán mà cả thế giới đang đối diện chính là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và năng suất lớn trên diện tích đất không thay đổi.
Hiện nay nền Nông Nghiệp đang rất phát triển và trở thành xu hướng đáng để khởi nghiệp. “Nông nghiệp công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao” là cụm từ được người tiêu dùng thông thái lựa chọn. Ngành Nông nghiệp phát triển đã ứng dụng công nghệ như: trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) và khai thác dữ liệu, hệ thống giám sát tự động, robot tự động, công nghệ tưới nhỏ giọt và các công nghệ khác. Các kĩ thuật trồng cây trong nhà kính, trồng thủy canh hay các nhà vườn cũng đang áp dụng các công nghệ hiện đại. Nhờ đó, ngày càng có nhiều nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và mang lại giá trị kinh tế lớn.
Nguồn lương thực trong nước liệu có đa dạng?
Việt Nam là quốc gia có nền Nông Nghiệp rất phát triển. Các sản phẩm của ngành nông nghiệp rất phát triểm và cúng là đặc sản đặc trưng cho từng vùng miền. Không chỉ đa dạng, Việt Nam còn là đất nước đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 của thế giới trong danh sách các quốc gia có số lượng xuất khẩu nông sản trên thế giới. Nông sản Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đã chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, Eu, Nhật bản.
Các sản phẩm nông sản phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao như:
+ Gạo: Việt Nam hiện đang nắm giữ vị trí thứ 3 trên thế giới trong xuất khẩu gạo. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang và Hậu Giang là các khu vực nổi tiếng với sản xuất gạo chất lượng cao như gạo ST25 và gạo ST24.
+ Hạt điều: Việt Nam là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về hạt điều. Các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Gia Lai là các khu vực chủ yếu trồng cây điều.
+ Hạt tiêu: Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai trong việc sản xuất và xuất khẩu tiêu trên thế giới. Các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông là các khu vực trồng tiêu chính.
+ Các loại nông sản khác như ngô, thanh long ruột đỏ, dưa hấu, vải thiều, nhãn và các loại đậu cũng được người dân trồng rộng rãi và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Để nguồn nông sản có năng suất lớn và đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về chất lượng chúng ta cần ứng dụng những công nghệ - kĩ thuật vào trong Nông nghiệp, không chỉ giúp nâng cao sự đa dạng trong nông sản mà khi ứng dụng được những công nghệ này cũng sẽ nâng cao điều kiện làm việc và chất lượng cuộc sống của người lao động trong ngành nông nghiệp.
Khan hiếm nguồn nhân lực trình độ cao ngành Nông Nghiệp
Từ xưa đến nay, “Vất vả” là từ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về ngành Nông Nghiệp. Điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của thế hệ trẻ ngày nay. Tuy nhiên con người không thể sống thiếu lương thực vì thế Nông Nghiệp là ngành nghề bền vững và sẽ không bao giờ biến mất. Điều chúng ta thiếu chính là nguồn nhân lực có trình độ cao để có thể áp dụng các công nghệ, kĩ thuật hiện đại vào trong trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm chất lượng. Đây là điều mà những người nông dân thuần túy chưa có điều kiện để tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học đó vào Nông Nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 cả nước có hơn 521.000 sinh viên nhập học ở 25 lĩnh vực đào tạo, trong đó chỉ có 7.100 sinh viên nhập học khối ngành nông, lâm, thủy sản và thú y, chỉ chiếm tỷ lệ 1,37%. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lĩnh vực nông nghiệp hiện thu hút đến hơn 40% lao động của nền kinh tế; nhưng tỷ lệ có bằng cấp chỉ đạt 6% tổng số lao động có bằng cấp cả nước. Cũng theo Tổng cục Thống kê vào năm 2020, khối ngành nông nghiệp đang thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.
Số liệu này báo động nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nông Nghiệp đang thật sự khan hiếm. Một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức đang đối diện với tính trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành Nông Nghiệp, nguyên nhân do Nhật Bản đang đối diện với dân số già hóa, ở Đức, Hàn Quốc, Mỹ cũng đối diện với sự gia tăng tuổi tác cùng với sự thu hút của các ngành công nghiệp khác cũng giảm sự thu hút của ngành nghề này.
Tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành Nông Nghiệp
Nông nghiệp là ngành nghề cũ nhưng không bao giờ biến mất. Bởi không có Nông Nghiệp sẽ không bao giờ có lương thực thực phẩm. Xã hội hiện đại, phát triển và ngành Nông Nghiệp cũng cần áp dụng những tiến bộ đó để nâng cao năng suất, hiệu quả cho các mùa vụ. Muốn nắm bắt áp dụng những tiến bộ khoa học đó cần có những kĩ sư Nông Nghiệp được đào tạo với chuyên môn cao đến để truyền tải và hỗ trợ các bác nông dân từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngành nông nghiệp cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng như:
+ Kỹ sư nông nghiệp, Kỹ sư trồng trọt, Kỹ sư chăn nuôi
+ Chuyên gia chế biến thực phẩm…
+ Giảng viên ngành nông nghiệp
+ Khởi nghiệp, làm chủ trang trại cây trồng, vườn ươm…
Hơn hết nguồn nhân lực qua đào tạo của ngành Nông Nghiệp có mức lương cao và nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Không chỉ thị trường ở trong nước săn đón, tại nước ngoài thì kỹ sư Việt Nam ngành nông nghiệp cũng được chào đón không kém. Với mức thu nhập trong khoảng 40 - 45 triệu đồng 1 tháng tại Nhật, 30 - 34 triệu đồng 1 tháng tại các nước như Quatar, UAE, Úc, Đài Loan...
---------------------
Tuyển sinh ngành Nông nghiệp
Mã trường DAD
Mã ngành: 7620101
SĐT liên hệ: 0866595514
Fanpage ngành Nông nghiệp Trường ĐH Đông Á: https://www.facebook.com/profile.php?id=100067042831142