Các loại hạt, như hạnh nhân, óc chó, hướng dương, và lúa mạch, là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Chúng giàu chất béo không bão hòa và chất béo omega-3, tốt cho tim mạch và não bộ. Hạt cũng cung cấp protein, chất xơ, và vitamin như E và B. Ngoài ra, chúng giàu khoáng chất như magiê, kali, và sắt, hỗ trợ sự phát triển cơ bắp, cải thiện sức khỏe xương và duy trì hệ thống miễn dịch. Các loại hạt cũng chứa chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm và quá trình lão hóa.
Ngày 18/1/2024 KS Lê Thị Kim Chi đã chi sẻ online với các bạn sinh viên ngành Công Nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Đông Á với chủ đề các loại hạt dinh dưỡng, các biến đổi của hạt và sản phẩm từ hạt trong quá trình chế biến và bảo quản. Trong phẩn trình bày của mình, chị Chi đã nhấn mạnh sự cần thiết của các học phần cơ bản trong chương trình học và vai trò quan trọng của khối kiến thức cơ bản khi ra trường đi làm tại các công ty lớn như Ajinomoto và Olam là rất quan trọng.
Hình 1. Buổi nói chuyện chuyên đề trong học phần Hóa học Thực phẩm
Trong chủ đề về hạt dinh dưỡng, KS. Lê Thị Kim Chi đã mang đến cái nhìn tổng quan về quy trình chế biến một số sản phẩm từ hạt và các biến đổi của nó cũng như cách hạn chế các biến đổi không có lợi trong quá trình bảo quản.
Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên, giúp duy trì sự hoạt động của cơ thể suốt cả ngày. Hạt cung cấp đủ protein và amino acid, giúp phục hồi cơ bắp và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Khả năng giảm cân cũng là một trong những lợi ích của việc tiêu thụ hạt. Mặc dù giàu chất béo, nhưng chúng chủ yếu là chất béo tốt cho sức khỏe và giúp giảm cảm giác thèm ăn. Sự giàu chất xơ trong hạt cũng giúp tăng cảm giác no lâu và duy trì cân nặng lý tưởng. Hơn nữa, các loại hạt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Hình 2. THành phần dinh dưỡng của hạt macca
Các loại hạt có thể được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như sữa hạt, bơ hạt, bánh, bánh quy, mỳ và bánh mì, granola, bar hạt, hay salad hạt. Sản phẩm chế biến từ hạt thường được làm thành đồ ăn nhẹ hoặc bổ sung vào các món ăn khác nhau. Chúng có thể được sử dụng trong ẩm thực địa phương hoặc sáng tạo thành các món ăn quốc tế. Các sản phẩm này không chỉ ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng và thường được ưa chuộng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Hình 3. Một só sản phẩm từ hạt
Trong quá trình chế biến và bảo quản, các loại hạt dễ bị oxy hóa và mất chất dinh dưỡng. Sự tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ cao, hoặc không khí ẩm có thể làm giảm chất lượng của hạt. Hạt cũng dễ bị nhiễm khuẩn và nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Việc chế biến như rang, xay nhỏ, hoặc làm nước mỡ cũng có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng và tăng khả năng oxi hóa của hạt. Để duy trì chất lượng tốt nhất, cần bảo quản hạt ở nhiệt độ mát và khô, tránh ánh sáng mặt trời và không khí ẩm.
Ngoài ra, trong phần chia sẽ của mình chị Chi cũng cam kết đồng hành cùng các bạn sinh viên trong việc tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp chuyên môn sau này. Chị Chi nhấn mạnh việc học tấp rèn luyện liên tục trong 4 năm học tại trường Đại học là rất quan trọng đề thành công trong công việc sau này. Với hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thực phẩm từ sản xuất đến trưởng bộ phẩn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chị Lê Thị Kim Chi không chỉ chia sẻ những kiến thức khoa học một cách thực tế và sinh động mà còn truyển động lực lớn cho sinh viên khoa Thực Phẩm trường Đại học Đông Á.
- Triệu Tuấn Anh-