Từ năm 2013, CTĐT của nhà trường được cải tiến mạnh theo hướng thực hành nghề nghiệp. Theo đó, SV được thực tập 3 học kỳ. Học kỳ đầu là học hỏi ở các dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng quan, nắm bắt thực tế. Từ học kỳ thực tập lần hai sẽ tùy theo hướng sản phẩm mà SV chọn lựa trong tương lai. Hiện nay, nhà trường đã có xưởng sản xuất nấm, thực phẩm để các em trải nghiệm và bắt tay nghiên cứu ở xưởng thực nghiệm.
Tân SV khám phá quy trình sản xuất và nấm thành phẩm
* Trong giai đoạn nhiều SV ra trường khó có việc làm phù hợp với ngành đào tạo, vậy làm sao để SV học ngành Công nghệ thực phẩm-sinh học (CNTP-SH) có việc làm ngay thưa ông?
- Hướng thứ nhất, chúng tôi sẽ trang bị cho SV những module nghề phù hợp như quản lý chất lượng và ATTP, sản phẩm mới, thực phẩm (TP) chức năng, chế biến và bảo quản TP, TP sinh học,… Hướng thứ hai, chúng tôi trang bị thành thạo các nghề dễ dàng lập nghiệp, có hiệu quả kinh tế: sản xuất men giống, các sản phẩm TP-SH như: nấm ăn, nấm dược liệu, nước mắm ngắn ngày, nước giải khát, các dạng rau quả lên men…
Trường định hướng khi mở ngành học này với phương thức không đào tạo đại trà, mỗi năm chỉ mở hai lớp, mỗi lớp 30 SV, tổng cộng chỉ 60 SV hằng năm. Trong quá trình học, SV vừa học vừa nghiên cứu các đề tài sản xuất ứng dụng với sự hướng dẫn của các thầy cô có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực này như PGS-TS Lê Thị Liên Thanh, PGS-TS Trần Thị Xô,...
* Với chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng thực tiễn, phần thực hành ở ngành học này sẽ được thực hiện ra sao thưa GS?
- Từ năm 2013, CTĐT của nhà trường được cải tiến mạnh theo hướng thực hành nghề nghiệp. Theo đó, SV được thực tập 3 học kỳ. Học kỳ đầu là học hỏi ở các dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng quan, nắm bắt thực tế. Từ học kỳ thực tập lần hai sẽ tùy theo hướng sản phẩm mà SV chọn lựa trong tương lai. Hiện nay, nhà trường đã có xưởng sản xuất nấm, thực phẩm để các em trải nghiệm và bắt tay nghiên cứu ở xưởng thực nghiệm. Khi SV đã có định hướng sản xuất, nhà trường có các khóa học ngắn về nghiên cứu thị trường để SV có thể phát huy năng lực ở chuyên ngành học ngay trên địa phương mình. Đây sẽ là cơ hội tốt để SV khi ra trường không chỉ có việc làm mà còn có thể tự tham gia sản xuất sản phẩm để bán ra thị trường.
* Thưa GS, nếu như vậy thì hẳn là các thầy cô đầu ngành là những người có trải nghiệm nghiên cứu và sản xuất, am hiểu thực tế?
- Đội ngũ giảng viên (GV) đều là những thầy cô tâm huyết, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực TP-SH. Các thầy cô tham gia thực hiện CTĐT CNTP-SH tại ĐH Đông Á đã từng có 8 đề tài nghiên cứu cấp Bộ đã được nghiệm thu và 7 giáo trình chuyên ngành đã xuất bản. Các GV đang là các chuyên gia tư vấn cho các nhà máy sản xuất, do đó sẽ hỗ trợ những ý tưởng nghiên cứu ứng dụng được SV đề xuất ngay từ năm 1, 2 để không dừng lại ở một đề tài NCKH đơn thuần tham gia bảo vệ tốt nghiệp mà những ý tưởng đó sẽ được phát triển thành những hướng nghề nghiệp tương lai vững vàng cho SV.
* Thưa GS, được biết ngành này ĐH Đông Á mới vừa được cho mở, nên việc tuyển sinh hơi trễ. Trường ĐH Đà Nẵng lấy điểm chuẩn trên 20 điểm, nên có trên 300 thí sinh có NV1 theo học ngành này đã phải chuyến sang ngành khác, trường khác vì có điểm thi ĐH dưới 20. Vậy làm thế nào để có thể giúp các em theo học đúng nguyện vọng mà không phải nộp hai lần học phí thưa GS?
- Đây là việc khó và ngoài ý muốn của nhà trường. Tuy nhiên, nếu thực sự thí sinh có mong muốn theo học ngành CNTP mà không đạt được đành phải theo học ngành khác thì nhà trường sẽ xem xét tạo điều kiện. Hiện nay đã có một số thí sinh đề nghị nhà trường cho nhập học với kết quả điểm thi ĐH dưới điểm chuẩn của ĐH Đà Nẵng (nằm trong khoảng từ 13-19 điểm) và đề nghị Nhà trường hỗ trợ học phí vì đã nộp học phí cho một ngành học khác không đúng NV1 của thí sinh. Nhà trường đang xem xét và giải quyết cụ thể với từng trường hợp một.
* Xin cảm ơn GS!
Nguồn: Báo Thanh niên