HIỂU ĐÚNG VÀ CHỌN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

Công nghiệp thực phẩm là gì? Sản xuất thực phẩm – “Mỏ vàng” tiềm năng nếu khai thác đúng cách. Công nghiệp thực phẩm là lĩnh vực rộng lớn bao gồm tất cả các hoạt động xoay quanh thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến, bảo quản, xuất nhập khẩu, phân phối, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu… Theo đó, ngoài mục đích là đưa thực phẩm đến với đông đảo khách hàng, ngành này còn có những lợi ích nhất định như: Cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng. Loại bỏ, hạn chế, thay thế thực phẩm có hại cho sức khỏe con người. Nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm mới, an toàn, bổ dưỡng phục cho lợi ích xã hội, … Mở rộng và tạo cơ hội việc làm cho đông đảo lực lượng lao động. Song hành và tạo đà phát triển cho các ngành liên quan như du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu,… Hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thị trường từng khu vực và toàn cầu.

Hiểu một cách đơn giản thì Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.

Từ đó, một số các định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành CNTP như sau:

- Kỹ sư CNTP quản lý quá trình chế biến - bảo quản - kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

- Cải tiến những sản phẩm đang lưu hành và phát triển những sản phẩm mới

- Bảo đảm các quy trình sản xuất hợp chuẩn tại các nhà máy từ khâu nguyên liệu thô, kỹ thuật chế biến cho đến thành phẩm hoàn chỉnh cũng như phân phối và bảo quản

- Nghiên cứu và cập nhật thị hiếu của người tiêu dùng và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

- Chuyên viên phụ trách  kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm

- Chuyên viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm 

- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng

- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra giá trị vi sinh và đánh giá chất lượng sản phẩm

- Đáp ứng nhu cầu về thực phẩm bền vững cũng như các chính sách về lương thực

- Xây dựng công thức cho những sản phẩm mới và tìm hiểu đặc tính của chúng trước khi công bố ra thị trường

- Có thể tự khởi nghiệp ở lĩnh vực CNTP

Để dáp ứng được năng lực cho các vị trí nghề nghiệp của ngành CNTP, chương trình đào tạo ngành CNTP của trường Đại học Đông Á đã xây dựng gồm Kiến thức giáo dục đại cương (27 TC), Kiến thức cơ sở khối ngành và cơ sở ngành (23 TC) cùng với 3 Module nghề nghiệp sau:

  1. Module Công nghệ chế chế biến thực phẩm: Module này có 2 Module thành phần
    1. Module Sản xuất nguyên liệu chế biến thực phẩm (23 TC)
    2. Module Công nghệ chế biến thực phẩm (34 TC)
  2. Module Quản lý chất lượng thực phẩm (18 TC)
  3. Module Xây dựng trang trại và thương mại thực phẩm (17 TC)

Các kỹ sư thực phẩm kiểm soát chất lượng sản phẩm

Học xong các Module các bạm sẽ được đi thực tập tại các nhà máy CBTP 2 tháng (5 TC) sau đó làm khoa luận tốt nghiệp 2 tháng (5 TC)

Tổng cộng có 152 TC dành cho đào tạo Kỹ sư.

TS. Trần Thanh Dũng