Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Nhu Cầu Thiết Yếu Hiện Nay

Công nghiệp thực phẩm là gì? Sản xuất thực phẩm – “Mỏ vàng” tiềm năng nếu khai thác đúng cách Công nghiệp thực phẩm là lĩnh vực rộng lớn bao gồm tất cả các hoạt động xoay quanh thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến, bảo quản, xuất nhập khẩu, phân phối, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu… Theo đó, ngoài mục đích là đưa thực phẩm đến với đông đảo khách hàng, ngành này còn có những lợi ích nhất định như: Cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng. Loại bỏ, hạn chế, thay thế thực phẩm có hại cho sức khỏe con người. Nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Mở rộng và tạo cơ hội việc làm cho đông đảo lực lượng lao động. Song hành và tạo đà phát triển cho các ngành liên quan như du lịch, dịch vụ,  xuất nhập khẩu,… Hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thị trường từng khu vực và toàn cầu.

Thuật ngữ công nghiệp thực phẩm bao gồm một loạt các hoạt động công nghiệp hướng vào chế biến, chuyển đổi, chuẩn bị, bảo quản và đóng gói thực phẩm. Ngành công nghiệp thực phẩm ngày nay đã trở nên đa dạng hóa, với việc sản xuất từ các hoạt động nhỏ, truyền thống, do gia đình quản lý, sử dụng nhiều lao động, đến các quy trình công nghiệp lớn, thâm dụng vốn và cơ giới hóa cao. Nhiều ngành công nghiệp thực phẩm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nông nghiệp địa phương hoặc đánh bắt cá.

Hiểu một cách đơn giản thì Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.

Công nghệ thực phẩm bao gồm các nhóm ngành:

+ Nhóm ngành công nghệ chế biến thủy hải sản

Trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản là quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản nhờ công nghệ tiên tiến. Thông qua quy trình và công đoạn xử lý để thành phẩm thủy hải sản đến với người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng và chất dinh dưỡng, cũng như mùi vị của thủy sản. 

+ Nhóm ngành công nghệ thực phẩm chế biến nông sản

Ở thời điểm hiện tại, khối ngành chế biến nông sản, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại lợi nhuận về kinh tế lớn cho nước ta. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm được chế biến tốt và mang lại giá trị kinh tế cao. 

Nền công nghệ thực phẩm ngày nay vẫn được dự báo là có tiềm năng lớn trong thời gian tới. Bởi thị trường tiêu thụ nông sản ở nước ta được đánh giá cao hơn so với tiềm năng và dư địa phát triển ngày càng tốt hơn. Đồng thời, nông sản hiện còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Đông Á…

Thị trường chế biến thực phẩm và nông sản ở nước ta hiện nay luôn được nhà nước chú trọng. Hy vọng với việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thì ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt nam có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ và thị phần xuất khẩu vươn xa hơn.

Tuy nhiên, Ngành thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do máy móc, dây chuyền công nghệ chưa phát triển, chưa tận dụng được các thế mạnh của nguồn nguyên liệu thực phẩm trong nước và nguuonf nhân lực còn thiếu đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hướng đi nào cho Công nghệ thực phẩm tại Việt Nam? Cần làm gì để ngành thực phẩm Việt phát triển? Các yếu tố về kinh tế, nguồn nguyên liệu trong Công nghệ thực phẩm có thể khắc phục để cải thiện những tồn tại trước mắt. Tuy nhiên, xét về lâu dài, cải thiện và đào tạo nguồn nhân lực mới là yếu tố quan trọng nhất.