Công nghệ thực phẩm - sinh học hiện đang là nhóm ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn, khả năng xin việc sau khi ra trường cao và mức lương tương đối ổn định.
Công nghệ thực phẩm: Mới - cần thiết
Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Ngành công nghệ thực phẩm có xu hướng phát triển trong tương lai. Ảnh: sinh viên CNTP - Sinh học Đại học Đông Á trong đợt kiến tập tại Nhà máy bia Carlsberg Việt Nam
Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Trong xu hướng xã hội đang rất cần nguồn thực phẩm an toàn phục vụ đời sống thì ngành công nghệ thực phẩm sẽ ngày càng được ưa chuộng.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…
Nhóm ngành Công nghệ sinh học
Theo dự báo nhu cầu nhân lực nhóm ngành này tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 – 2010, mỗi năm thị trường sẽ cần thêm 10.800 nhân lực qua đào tạo. Sinh viên học chuyên ngành này ra trường có thể làm ở các lĩnh vực như: Sản xuất sản phẩm vô cơ, hữu cơ như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm; lĩnh vực vật liệu, luyện kim, công nghệ thực phẩm, ngành công nghiệp lên men, xử lý chất thải, sản xuất công nghệ năng lượng, năng lượng hạt nhân...
Nguồn: Internet