Ngày 07/11/2024, Khoa Thực Phẩm và Ông Trần Thái Hòa – Trưởng ban ISO HACCP Công Ty CP Acecook Việt Nam phối hợp nói chuyện chuyên đề “ Quy trình sản xuất mì ăn liền”. Chuyên đề nằm trong kế hoạch triển khai Học phần Công nghệ chế biến lương thực do ThS. Nguyễn Thị Việt Hải phụ trách. Đây là một hoạt động ý nghĩa, giúp sinh viên hiểu rõ quy trình sản xuất, công nghệ, và các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến sản phẩm mì ăn liền – một trong những ngành thực phẩm chế biến phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và thế giới.
Mì ăn liền ra đời tại Nhật Bản năm 1958 và trở thành một ngành thực phẩm toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới.
Quy trình sản xuất mì ăn liền gồm các công đoạn như: Chuẩn bị nguyên liệu, Nhào và cán bột, Cắt sợi và định hình, Hấp chín, Làm khô, Đóng gói gia vị, Đóng gói thành phẩm.
Một số công nghệ hiện đại trong sản xuất mì ăn liền: Tự động hóa - Sử dụng dây chuyền sản xuất tự động giúp tăng năng suất và giảm sai sót. Công nghệ kiểm soát chất lượng- Ứng dụng cảm biến, AI và các hệ thống giám sát để kiểm tra sản phẩm theo thời gian thực. Sản xuất mì không chiên- Xu hướng cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lành mạnh. Nghiên cứu và phát triển (R&D): Cải tiến công thức mì (bổ sung chất xơ, vitamin, giảm muối) để đáp ứng xu hướng dinh dưỡng hiện đại. Tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng mì ăn liền: HACCP, ISO 22000, và các quy định về an toàn thực phẩm
Xu hướng phát triển mì ăn liền trong tương lai là mì ăn liền với các hương vị độc đáo, bổ dưỡng hơn, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải từ sản xuất.
Sinh viên và diễn giả thảo luận rất sôi nổi về các khó khăn trong việc triển khai dây chuyền sản xuất, cách phát triển sản phẩm mới phù hợp với xu hướng thị trường. Chuyên gia chia sẻ các bài học từ thực tế làm việc trong ngành công nghiệp mì ăn liền. Giới thiệu các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên cần trang bị để tham gia vào lĩnh vực này
Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm là lực lượng quan trọng để cải tiến và phát triển sản phẩm mì ăn liền đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Buổi chuyên đề không chỉ cung cấp kiến thức mà còn truyền cảm hứng để sinh viên phát triển sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, đặc biệt là ngành công nghiệp mì ăn liền đầy tiềm năng.