Tổng Quan về Bảo Quản Sau Thu Hoạch: Các Phương Pháp, Yếu Tố Ảnh Hưởng và Quản Lý Rủi Ro

Bảo quản sau thu hoạch là giai đoạn quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ lúc thu hoạch đến khi tiêu dùng. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu hao hụt và kéo dài thời gian sử dụng, mà còn nâng cao giá trị và an toàn thực phẩm. Bảo quản sau thu hoạch bao gồm các công cụ, phương tiện và giải pháp biến đổi nông sản thô thành sản phẩm tiêu dùng.

Ví dụ, trái nho sau khi sấy khô có thể bảo quản ít nhất 60 ngày, giảm thiểu tình trạng hư hỏng và thiệt hại vật chất cho nông dân. Công nghệ sấy vi sóng hiện đại giúp làm khô nông sản nhanh chóng và tiêu diệt vi khuẩn, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Các phương pháp bảo quản

Bảo quản lạnh: Sử dụng nhiệt độ thấp để làm chậm quá trình hô hấp và sinh trưởng của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản. Có hai phương pháp làm lạnh: tự nhiên (sử dụng không khí lạnh ngoài trời) và nhân tạo (bằng máy lạnh). Tuy nhiên, một số tính chất sinh hóa có thể bị biến đổi, và chi phí thiết bị lạnh khá cao.

Bảo quản khí quyển điều hòa: Tạo môi trường khí có tỷ lệ CO2, O2 và N2 khác biệt để kiểm soát quá trình hô hấp và sinh trưởng của vi sinh vật. Nồng độ O2 thấp (<3-5%) và CO2 cao (>3-5%) giúp giảm hoạt động trao đổi chất và ức chế vi sinh vật. Phương pháp này hiệu quả trong bảo quản rau quả kết hợp với điều kiện lạnh.

Modified Atmosphere Packaging (MAP): Sử dụng bao bì đặc biệt với tỷ lệ khí CO2, O2 và N2 được điều chỉnh, tạo môi trường bảo quản tối ưu cho sản phẩm như thịt và cá tươi.

Bảo quản bằng hóa chất: Sử dụng ethylene, sulfur dioxide để kiểm soát quá trình chín và sinh trưởng của vi sinh vật. Cần chú ý ngưỡng nồng độ để tránh độc hại cho người dùng và môi trường.

Bảo quản bằng bức xạ: Sử dụng tia gamma hoặc tia X để tiêu diệt vi sinh vật và côn trùng, ức chế quá trình nảy mầm và chín. Ví dụ, bảo quản gia vị và thực phẩm khô.

Bảo quản ở trạng thái thoáng oxy: Khối nông sản tiếp xúc trực tiếp với không khí, hệ thống kho phải thông thoáng tốt. Có hai kiểu thông thoáng: tự nhiên (sử dụng gió) và tích cực (dùng thiết bị).

Bảo quản ở trạng thái kín: Bảo quản trong điều kiện cách biệt với môi trường, ví dụ như trong chai lọ, túi PE. Phương pháp này không nên dùng với hạt giống lâu năm vì thiếu oxy sẽ tạo ra hợp chất gây độc cho phôi.

Trong phần báo cáo của mình, Thạc sĩ Tạ Duy Hũng đã chia sẽ rất nhiều kiến thức và những trải nghiệm thực tế tại trung tâm nghiên cứu và các doanh nghiệp. Những tiếp cận thực tế như thế này giúp cho các bạn sinh viên có góc nhìn tổng quát và thực tế hơn. Các bạn sinh viên ngành Nông nghiệp & Công nghệ Thực phẩm đã cảm thấy rất hứng thú với buổi chia sẻ của diễn giả. Các bạn cũng thấy được những kỹ năng cần phải rèn luyện thêm trong quá trình học tập, thực hành, thực tập tại trường Đại học Đông Á và các doanh nghiệp. 

 

ThS. Triệu Tuấn Anh