Như thường lệ, mỗi năm Khoa CNTP-SH lại tiến hành một dự án nghiên cứu cấp trường với giá trị thực tiễn to lớn. Năm nay, Khoa khởi động dự án Nghiên cứu phương pháp trồng Rong nho và ứng dụng tại vùng biển Nam Ô - Đà Nẵng.
Rong nho Caulerpa lentillifera có tiềm năng phong phú nhưng chưa được khai giác triệt để
Rong nho là một loại tảo biển, được phân bố tự nhiên tại khu vực nhiệt đới hay á nhiệt đới, và vì do hình dạng giống chùm nho nên chúng được gọi là rong nho. Từ lâu, rong nho được người Nhật khai thác ngoài tự nhiên và sử dụng như là một loại thực phẩm tươi sống hàng ngày.
Rong nho có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú với hàm lượng dinh dưỡng lớn
Rong nho có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng đơn giản nhất là nấu canh, làm gỏi với tôm cùng cà chua và bắp cải xắt nhuyễn; ăn kèm với đậu hũ om như người Nhật hoặc chỉ đơn giản dùng như một loại rau sống rồi chấm kèm với nước sốt rồi thưởng thức. Rong nho sau khi thu hoạch, trước khi cần chế biến nên nhẹ nhàng rũ hết cát rồi thả vào nước ngọt cho bớt vị mặn rồi ngâm vào nước đá cho giòn là có thể thưởng thức. Rong nho là thứ “rau xanh” rất được ưa chuộng ở các nước như Nhật Bản, Philipinnes
Sushi là món ăn ngon kèm rong nho
Theo nhu cầu ngày càng cao của con người và sự khan hiếm của rong nho ngoài tự nhiên, hiện tại người ta phải trồng rong nho để có thể thu hoạch và đủ sử dụng. Và vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ nước ta (tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa) là nơi tập trung nhiều trang trại trồng, chế biến và xuất khẩu rong nho nhiều nhất cả nước.
Trang trại trồng rong nho tại Nha Trang
Nắm bắt được giá trị kinh tế to lớn của loại rong biển này, Khoa CNTP-SH của trường Đại học Đông Á đã tiến hành dự án Nghiên cứu chuyển giao công nghệ trồng Rong nho tại vùng biển Nam Ô - Đà Nẵng. Trung tuần tháng 7, hai sinh viên Trần Đình Bảo Lộc và Văn Qúy Hợp của lớp TP15A1.1 đã tiến hành học tập phương pháp nuôi trồng Rong nho tại Trường Đại học Nha Trang và công ty TNHH Trung Tín.
Một số hình ảnh ban đầu của dự án: