LÝ DO BẠN NÊN HỌC THÚ Y TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHÚ TRỌNG THỰC HÀNH THỰC TẬP

Chương trình đào tạo ngành Thú y tại Trường Đại học Đông Á được thiết kế với hai khối kiến thức chính: khối Đại cương và khối Chuyên ngành. Trong đó, khối chuyên ngành chú trọng thực hành với tỷ lệ 60% thời lượng dành cho thực hành và 40% cho lý thuyết. Ngay từ học kỳ đầu tiên, sinh viên đã được tham quan, kiến tập thực tế tại các trang trại nông nghiệp, phòng khám thú y để hiểu rõ môi trường nghề nghiệp. Trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ trải qua các đợt thực tập chuyên môn và thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp, giúp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp một cách bài bản. Bên cạnh đó, sinh viên còn được khuyến khích tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, thực hiện đồ án, đề án tại nơi thực tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ doanh nghiệp. Đặc biệt, sinh viên ngành THÚ Y có cơ hội tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo và phát triển sản phẩm từ chính kiến thức đã học.

chương trình đào tạo ngành thú y chú trọng thực hành thực nghiệp
môi trường học tập uda

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN, ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TÂM HUYẾT VÀ GIÀU KINH NGHIỆM

Môi trường học tập là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu khi lựa chọn trường đại học, và Trường Đại học Đông Á đáp ứng xuất sắc tiêu chí này. Không gian học tập tại trường được xây dựng theo hướng hiện đại, thân thiện, từ giảng đường đến các câu lạc bộ sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho học tập và phát triển kỹ năng mềm. Ngành THÚ Y sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, từng học tập và tu nghiệp tại các quốc gia có nền khoa học tiên tiến như Nhật bản, Đức, Hàn Quốc, Úc,... Bên cạnh đó, các giảng viên thỉnh giảng và hội đồng cố vấn chương trình đào tạo là những chuyên gia có trình độ cao và am hiểu sâu sắc thực tiễn sản xuất. Đặc biệt, trong từng học phần, sinh viên còn được tham gia các buổi chia sẻ chuyên đề đến từ các nhà quản lý, bác sĩ lành nghề của doanh nghiệp. Nhờ đó, các bạn không chỉ tiếp cận được kiến thức cập nhật mà còn hiểu rõ hơn về thực tế nghề nghiệp sau này.

KỸ NĂNG VÀ ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT
CHO NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên ngành THÚ Y tại Trường Đại học Đông Á được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để phát triển nghề nghiệp một cách toàn diện. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được đào tạo kỹ năng ngôn ngữ thứ hai, giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, công bố bài báo trong và ngoài nước, kỹ năng quản lý dự án và khởi nghiệp. Không chỉ học tập, sinh viên còn có cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa tại nhiều câu lạc bộ sôi nổi như CLB Yolo English, CLB Âm nhạc UDA, CLB Nhảy SDA, CLB Vovinam, CLB Hán ngữ, CLB tiếng Nhật… Trường Đại học Đông Á còn nổi bật với các sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế, cuộc thi học thuật, hoạt động thiện nguyện – góp phần tạo nên môi trường học tập năng động, cởi mở, khơi dậy sự tự tin và sáng tạo trong mỗi sinh viên.
KỸ NĂNG VÀ ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT CHO NGHỀ NGHIỆP
cơ hội việc làm ngành thú y rộng mở

CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ

Ngành Thú y tại Trường Đại học Đông Á mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên nhờ chương trình đào tạo toàn diện, sát thực tiễn và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Sinh viên được trang bị kiến thức vững chắc cùng kỹ năng thực hành về chẩn đoán, phòng trị bệnh cho vật nuôi, chăm sóc thú cưng, kiểm soát dịch bệnh, cũng như ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, sơ chế thực phẩm và khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thú y. Chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y gắn với thực tiễn sản xuất, đặc biệt chú trọng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu – những yêu cầu cấp thiết trong nông nghiệp hiện đại. Nhà trường có mạng lưới liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn như Thagrico, C.P. Việt Nam, Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet,… cùng nhiều cơ sở thú y, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Nhờ đó, sinh viên có cơ hội thực tập, học tập tại doanh nghiệp, bệnh viện thú y và được tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, sinh viên còn được hỗ trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp trong thu ý. Đây là ngành học giàu tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thực phẩm an toàn và chăm sóc thú cưng ngày càng gia tăng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THÚ Y KHOÁ 2025

1. Mục tiêu chương trình đào tạo

KÝ HIỆU

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PEO1

Đào tạo sinh viên có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tại các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn động vật, thuốc thú y, cơ sở thú y, phòng khám thú cưng… nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học – công nghệ ngành Thú y.

PEO2

Trang bị cho sinh viên năng lực tiếp cận thực tiễn, vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức chuyên ngành cùng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại để phát hiện, phân tích và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong phát sinh trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ động vật, đặc biệt bao gồm cả lĩnh vực thú cưng và vật nuôi gia đình.

PEO3

Hình thành cho sinh viên tư duy hệ thống, tư duy phản biện, phương pháp làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng trình bày, giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả và thích ứng tốt với môi trường nghề nghiệp trong và ngoài nước,  kể cả trong các cơ sở chăm sóc, điều trị vật nuôi và thú cưng theo chuẩn quốc tế.  

PEO4

Bồi dưỡng cho sinh viên năng lực tự học, tự cập nhật tri thức, nghiên cứu khoa học độc lập và ứng dụng những kiến thức, kỹ thuật thú y để học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc cao hơn, phát triển nghề nghiệp bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển ngành thú y và nhu cầu chăm sóc thú cưng ngày càng tăng.

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

a. Kiến thức

Khối kiến thức giáo dục đại cương

  • Trình bày được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức về giáo dục quốc phòng, pháp luật, xã hội và văn hóa Việt Nam; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; kiến thức cơ bản về sinh học, hóa sinh và sinh học động vật.
  • Áp dụng hiệu quả kiến thức cơ bản về tin học, tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (B1 theo khung tham chiếu Châu Âu) và kỹ năng mềm trong giao tiếp với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước; tìm kiếm thông tin; thực hiện chuyên đề, luận văn và báo cáo trước tập thể.

Khối kiến thức cơ sở ngành

  • Trình bày được kiến thức cơ bản về ngành thú y, chăn nuôi, thủy sản; đặc điểm sinh lý, giống, cơ thể học, mô học, dinh dưỡng và thức ăn động vật và thiết bị, dụng cụ Thú y.
  • Vận dụng những kiến thức sinh lý bệnh, giải phẩu bệnh, dinh dưỡng, vi sinh, miễn dịch, dược lý, độc chất, sinh học phân tử, hóa dược, vệ sinh thú y vào chẩn đoán, phòng và trị bệnh động vật.
  • PLO5. Phân tích được những số liệu điều tra tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, kết quả nghiên cứu khoa học và các vấn đề khác ngành thú y.

Khối kiến thức chuyên ngành

  • Giải quyết được các vấn đề về nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ngộ độc trên động vật, an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người, và quyền lợi và tập tính động vật.
  • Vận dụng kiến thức mang tính hệ thống về một sức khỏe, dịch tễ học, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh, bệnh dinh dưỡng, bệnh truyền lây, bệnh chó mèo, bệnh thủy sản, vi sinh thú y, luật thú y, kiểm nghiệm dược, quyền lợi và tập tính động vật trong chẩn đoán, kiểm soát và quản lý dịch bệnh động vật và thủy sản.
  • Vận dụng được những tiến bộ khoa học kỹ của thụ tinh nhân tạo, công nghệ sinh sản, công nghệ sinh học, quản lý sản xuất, kiểm nghiệm dược trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thú cưng, động vật thí nghiệm và các động vật khác góp phần cải thiện và nâng cao năng suất chăn nuôi, thú y.
  • Phát triển kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và kỹ năng mềm trong thực tập thực tế tại các trạm thú y, chi cục thú y, phòng khám thú y, cơ sở chăn nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn và thuốc thú y trên động vật trong và ngoài nước.
  • Phát triển kỹ năng tin học và ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Pháp) trong tìm kiếm, đọc, trình bày báo cáo và giao tiếp bằng tiếng anh trong lĩnh vực thú y…

b. Kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Vận dụng được phương pháp phân tích hiện đại vào công tác chẩn đoán, phòng và chống dịch bệnh động vật và vật nuôi; phát triển vaccine, chế phẩm sinh học và thuốc thú y.
  • Vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học và các thành tựu khoa học, công nghệ mới để giải quyết được các vấn đề trong thú y góp phần cải thiện, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và tăng hiệu quả kinh tế xã hội.

Kỹ năng mềm

  • Vận dụng kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm trong nghiên cứu khoa học, báo cáo, giao tiếp với chuyên gia ngành Thú y, Chăn nuôi, Thủy sản.
  • Phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; phát triển mối quan hệ tốt với cá nhân và tập thể.

Thái độ

  • Hình thành lập trường chính trị-tư tưởng rõ ràng; ý thức trách nhiệm công dân; khả năng thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự thay đổi của công việc; thái độ, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phục vụ và ý thức trách nhiệm trong công việc; khả năng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở kiến thức đã học được.

3. Khung chương trình đào tạo

KHỐI KIẾN THỨC

TỔNG

BB

TC

GHI CHÚ

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

36

36

0

 

Giáo dục chuyên nghiệp

133

125

8

 

Khối kiến thức cơ sở ngành

46

44

2

Chọn 2 trong 8TC

Khối kiến thức Chuyên ngành

87

81

6

Chọn 6 trong 14 TC

Tổng:

169

161

8

 

  • Khối lượng kiến thức trong CTĐT nêu trên chưa kể các khối kiến thức về GDTC (3TC); Ngoại ngữ (38TC); GDQP (15TC);SV học các khối kiến thức ngoài CTĐT Hoàn thành các chứng chỉ liên quan nộp về để xét tốt nghiệp
  • CTĐT được cấu trúc theo hệ thống tín chỉ. Quá trình đào tạo tuân theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường Đại học Đông Á. Thời gian đào tạo trong 05 năm. Mỗi năm học gồm hai học kỳ chính (từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 6) và học kỳ hè (từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 8). Trong năm đầu tiên, SV học các kiến thức cơ bản và cơ sở ngành, các kiến thức chuyên ngành được học trong 02 năm tiếp theo.

Điều kiện tốt nghiệp Quy chế đào tạo trình độ đại học chính quy. SV được trường xét và công nhận tốt nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hành sự;
  2. Đạt Chuẩn đầu ra và Tích lũy đủ số tín chỉ và số môn học/học phần của chương trình đào tạo;
  3. Điểm trung bình chung tích lũy từ 2.00 trở lên;
  4. Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh;
  5. Đạt chuẩn ngoại ngữ, tin học theo quy định của trường Đại học Đông Á.