Khởi nghiệp từ nghề trồng nấm

Tiềm năng phát triển cây nấm thành hàng hóa là rất lớn, nhưng nguồn nhân lực lại đang thiếu trầm trọng. Mục tiêu phát triển ngành nấm của nước ta đến năm 2015 đạt 400 nghìn tấn, 2020 là 1 triệu tấn nấm các loại và giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động. Hiện nay, sản lượng nấm của nước ta mới chỉ đạt khoảng 250 nghìn tấn nấm tươi/năm, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng và các nước trong khu vực.

ThS Hà Cẩm Thu hướng dẫn sinh viên Khoa CNTP-SH phương pháp trồng nấm bào ngư 

Tại Khoa CNTP-SH, sinh viên được học tập nghề trồng nấm từ cách chuẩn bị nguyên liệu, làm mô, cấy nấm, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tư vấn thị trường tiêu thụ. Hiện nay, sinh viên các khóa đầu của khoa (TP14A1.1 và TP15A1.1) đã trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm trồng nấm linh chi đỏ Ganoderma Lucidum và nấm bào ngư Pleurotus ostreatus

Sinh viên lớp TP15A1.1 miệt mài đóng bao nguyên liệu trồng nấm

Không dừng lại ở đó, sản phẩm sau khi thu hoạch còn được tập thể GV-SV của Khoa nghiên cứu phát triển thành các sản phẩm thương mại hóa có giá trị kinh tế lớn. Sinh viên được đầu tư kiến thức toàn diện về ngành nghề trên các mảng nghiên cứu phát triển sản phẩm, kỹ thuật bao bì, nghiên cứu thị trường và marketing sản phẩm.

Sản phẩm trà túi lọc Linh chi đỏ của Khoa CNTP-SH tại Hội chợ hàng Việt 12/2017

Với định hướng nghiên cứu thực tiễn, mục tiêu của Khoa CNTP-SH là đào tạo hàng năm 20-25 kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm am hiểu chuyên môn và kỹ năng tốt để cung cấp cho thị trường nhân lực miền Trung.